HÀ NỘI (NV) - Có một số dấu hiệu chứng tỏ mỗi khi đảng CSVN họp bàn chuyện nhân sự, Bắc Kinh thường kín đáo xía vào, biểu lộ chế độ Hà Nội không “độc lập, tự chủ.”
Đảng CSVN bắt đầu họp hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Khóa XI từ ngày 1 tháng 10 và dự trù kéo dài hai tuần lễ.
Cuộc họp lần này kéo dài gấp đôi các kỳ họp trước đây mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, “Ít có hội nghị trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này. Hầu hết các vấn đề chúng ta sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng, khó và nhạy cảm.”
Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại Sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu. (H́nh: chinhphu.vn)
Khi đại hội bắt đầu họp, một số chuyên gia phân tích thời sự Việt Nam trong đó có ông Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Pḥng Úc, nhận xét kỳ họp này có vẻ như một sự đấu đá giữa hai phe ḱnh chống nhau, một bên là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và một bên là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai từ năm ngoái. Người ta chưa thấy có một nhiệm kỳ thủ tướng nào của chế độ CSVN lại gặp nhiều vấn nạn lớn như thế. Tai tiếng tham nhũng nặng như Vinashin, Vinalines. Nhiều tập đoàn, tổng công ty đối diện nguy cơ sụp đổ nếu không được nhà nước chống lưng. Nền kinh tế đ́nh trệ và lạm phát có lúc lên hơn 23% khiến dân chúng khốn đốn.
Những dấu hiệu đấu đá nội bộ qua những tṛ triệt hạ “ủy nhiệm” thuộc hạ của nhau, từ bắt giữ đến hạ uy tín, khiến giới quan sát và dư luận theo dơi sát xem những ǵ sẽ xảy ra tiếp theo.
Một ngày sau khi Đảng CSVN họp Trung Ương Đảng, theo bản tin Cổng Thông Tin Chính Phủ,
www.chinhphu.vn, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ Chính Trị, đă phải bỏ họp để tiếp ông Khổng Huyễn Hựu, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội.
Cuộc gặp mặt này, như bản tin viết, đâu có ǵ quan trọng để đưa tin v́ bản tin chỉ toàn là những lời ông Phúc “bày tỏ vui mừng nhận thấy sự phát triển trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua và vai tṛ quan trọng của đại sứ trong việc thúc đẩy, vun đắp t́nh hữu nghị giữa hai nước ngày càng tốt đẹp.”
C̣n ông đại sứ th́ “cảm ơn Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đă dành thời gian tiếp và khẳng định sẽ làm hết sức ḿnh để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, v́ lợi ích của nhân dân hai nước.”
Ca tụng “16 chữ vàng” và những lời “cảm ơn,” “bày tỏ vui mừng” chẳng ai muốn biết. Nhưng cái sự thăm viếng lại vào đúng dịp Đảng CSVN họp 200 nhân vật Trung Ương Đảng mà dư luận đồn đoán số phận và cái ghế của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều tai tiếng có vẻ lung lay. Điều này dẫn đến nghi vấn là “ông thầy phương Bắc” đánh hơi cái ǵ bất thường tại kỳ họp Trung Ương Đảng nên đến nhắn nhe hay chỉ thị không chừng.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ CSVN tại Trung Quốc (1974-1989), trong bài viết phổ biến trên trang mạng Bauxite Vietnam, nêu ra một sự thật mà ông là một trong những người được biết về áp lực của Trung Quốc trong các cuộc họp nội bộ của đảng CSVN.
“Mỗi lần Bộ Chính Trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, th́ thế nào cũng có ủy viên Bộ Chính Trị Trung Quốc sang thăm để thăm ḍ sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần th́ gợi ư 'khéo.'” Tướng Vĩnh viết.
Ông Vĩnh viết trong bài này là khi chế độ Hà Nội chuẩn bị nhân sự chính phủ ở kỳ họp Đại hội Đảng X th́ “có ư kiến đề nghị đồng chí Phạm B́nh Minh làm bộ trưởng Ngoại Giao th́ Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh gạt đi, nói rằng 'Trung Quốc không đồng ư,' và bố trí đồng chí Phạm Gia Khiêm.”
Ông Vĩnh cho rằng từ thời Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư về sau th́ “Trung Quốc càng dễ can thiệp vào nội bộ của nước ta và muốn ǵ được nấy.”
Hiện nay, như dư luận đồn đoán và một đảng viên CSVN giấu tên tiết lộ với hăng thông tấn AFP: “Chưa bao giờ người ta thấy (CSVN) có một ông thủ tướng bị dư luận đả kích dữ dội đến như vậy v́ các khó khăn kinh tế và tham nhũng.”
Ông này c̣n nh́n nhận rằng cuộc họp hiện nay là sự đấu đá giữa hai phe, một phe nắm quyền chính trị (Nguyễn Phú Trọng/Trương Tấn Sang) và một phe nắm kinh tế (Nguyễn Tấn Dũng).
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đặt nghi vấn về áp lực của Trung Quốc đối với vận mạng của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ư kiến can thiệp ǵ của Tập Cận B́nh không? Nếu có th́ theo Tập Cận B́nh hay theo Ban Chấp Hành Trung Ương và theo dân?”
Ông Vĩnh tỏ vẻ tức giận khi nói: “Việc của nội bộ chúng ta th́ chúng ta tự giải quyết việc ǵ phải nể v́ ai, theo ai? Nếu không kiên quyết xử lư dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lư ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc Hội tháng 11 tới th́ vô cùng nguy hại.”
Tư Ngộ/Người Việt