Các hiện vật cho người chết được làm bằng bạc tuy ít ỏi, nhưng loại h́nh khá phong phú, chủ yếu là đồ trang sức, phản ánh yếu tố thẩm mỹ cao về đời sống vật chất, tinh thần của tầng lớp giàu có người Mường.
Xưa, người Mường có phong tục chia của cho người chết. Họ quan niệm rằng, người chết khi về Mường ma cũng có cuộc sống như khi c̣n sống. Gia đ́nh nào càng khá giả th́ hiện vật chia theo càng nhiều, càng phong phú. Chính điều này đă thu hút ḷng tham của những kẻ đào bới trộm mộ cổ t́m cổ vật vào những năm 80 của thế kỷ trước. Nhiều hiện vật quư bị mất đi, hoặc bị vỡ nát. Các khu mộ cổ tan hoang, tiêu điều.
Trước đây, người họ Đinh qua đời, của cải được chôn cùng quan tài
Tại khu mộ quan Mường với hàng trăm ngôi mộ lại là mộ của nhà Lang và đặc biệt trong đó có mộ của Đô đốc Uy lộc hầu Đinh Công Kỷ, chắc chắn số lượng hiện vật được chôn theo là không nhỏ. Nhưng do tệ nạn đào bới trộm cổ vật, các ngôi mộ hầu như bị xới tung, chắc chắn số lượng hiện vật bị mất đi là khá lớn.
Qua kết quả khai quật cho thấy đồ tuỳ táng được đặt ở trong quan tài, trong lớp than và cả trong lớp đất lấp mộ. Những đồ tuỳ táng lớn thường được để ở hai đầu quan tài, các đồ nhỏ được để tập trung vào vùng giữa áo quan.
Hiện vật thu được trong các nhóm mộ vô cùng phong phú, nhiều loại h́nh được chế tạo từ nhiều chất liệu. Đặc biệt đồ gốm sứ mang nhiều dáng vẻ đặc trưng kỹ thuật của nhiều thời đại khác nhau. Ở đây bắt gặp cả hiện vật thời Lư, thời Trần cả đồ gốm Trung Quốc, Nhật Bản. Nhưng nổi bật hơn cả là gốm sứ thời Lê với nhiều loại h́nh, từ những chiếc ấm men rạn hoa lam, đến nhiều chiếc bát, đĩa với kỹ thuật, phong cách trang trí khoẻ khoắn, bay bướm của thế kỷ thứ XVII, đă tạo nên dáng vẻ toàn diện của bộ sưu tập gốm sứ quư đa dạng với nhiều tiêu bản đặc sắc.
Số lượng hiện vật được tuỳ táng khác nhau giữa các ngôi mộ c̣n phản ánh rơ nét sự phân hoá xă hội sâu sắc trong dân tộc Mường: Một bên là tầng lớp quư tộc quan lang giàu có, một bên là tầng lớp b́nh dân với hành trang mang sang Mường ma đơn giản theo nghi thức cổ truyền.
Trong các ngôi mộ lớn được phát hiện dưới đáy mộ được phủ kín bằng một lớp lon sành, trong chứa đầy than tro. Đây là tài liệu góp thêm phần lư giải về công dụng của lon sành trong đời sống nhân dân hàng ngày.
Trước đây, sự xuất hiện hàng loạt lon sành trong các khu mộ Mường đă đưa ra nhiều kiến giải khác nhau: Lon sành là đồ đựng, dùng để kê chắn nong tằm hay dùng để bẫy ngựa, che ṇng súng thần công.
Kết quả cuộc khai quật Đống Thếch đă góp thêm sự lư giải với những chứng cứ khoa học xác đáng, lon sành c̣n được người Mường lót đáy huyệt mộ. Đây phải chăng là biệt lệ của tầng lớp lang đạo giàu có của người Mường ở Mường Động vào nửa cuối thế kỷ thứ XVII.
Bên cạnh đồ gốm sứ hầu hết các mộ đều chôn theo tiền đồng, mộ ít nhất 6 đồng, mộ nhiều 87 đồng. Các đồng tiền được chôn theo chủ yếu là tiền nước ngoài (Trung Quốc) niên đại sớm nhất là tiền được chế tạo thời Đường (Cán nguyên trọng Bảo Đường 758 - 760) niên đại muộn nhất là tiền chế tạo đời Tống (Thánh Tống Nguyên Bảo Tống 1101 - 1126). Tiền được chôn trong các mộ tương tự giống nhau được chế tác vào những thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ XIII.
Sự có mặt của nhiều loại tiền đồng với số lượng lớn, ngoài ư nghĩa riêng về phong tục c̣n phần nào phản ánh hoạt động kinh tế trong xă hội Mường.
Với tổng thể đồ gốm sứ, đồng, bạc thu được dù dưới dạng vật sử dụng hay đồ minh khí được táng theo chủ nhân ngôi mộ đă phản ánh tương đối tổng quát về đời sống vật chất, tinh thần, ư thức, quan niệm với đời sống - cơi chết của dân tộc Mường. Qua đó có thể giúp cho việc khôi phục diện mạo xă hội Mường vào những năm tháng cuối thế kỷ thứ XVII đầy biến động trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
|
Hà Cao