Đến với nhà hàng L’è Maiala ở thành phố Florence - Ư, thực khách không cần phải đem theo tiền mặt, mà chỉ cần mang một món đồ để đổi lấy bữa ăn
Ư tưởng độc đáo này được đưa vào thực tiễn nhằm khuyến khích thực khách đến với nhà hàng của ḿnh.
Phương thuốc chống khủng hoảng
Nhà hàng L’è Maiala (nghĩa bóng là thời kỳ khó khăn) vừa mới được khai trương vào cuối tháng 9 trong bối cảnh kinh tế ảm đạm ở nhiều nước châu Âu hiện nay, khiến người dân bắt đầu có tâm lư chi tiêu dè sẻn, bỏ thói quen đi ăn nhà hàng. Cô Donella Faggioli, 37 tuổi, người đồng sáng lập nhà hàng, cho biết h́nh thức kinh doanh này không mới, ư tưởng của họ chỉ dựa trên một truyền thống giao dịch của cư dân địa phương trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2.
“Việc làm này của chúng tôi xuất phát từ tấm ḷng, không đặt lợi nhuận lên trên lợi ích của khách hàng. Chúng tôi chỉ muốn chia sẻ khó khăn của người dân tại Florence, những người không có đủ khả năng tài chính để ra ngoài ăn tối hoặc thậm chí không có đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt đến cuối tháng. Trong khi đó, các sản phẩm mà họ làm ra lại không thể t́m được người mua” - cô nói.
Cô Donella Faggioli, chủ nhà hàng L’è Maiala...
...và thực khách của nhà hàng. Ảnh: DISSAPORE
Những món đồ mà khách hàng mang đến để đổi lấy bữa ăn tại nhà hàng rất đa dạng, song nhà hàng ưu tiên các thực phẩm địa phương đến từ những khu vực nông thôn của vùng Tuscan. Chẳng hạn như lọ ô liu ngâm hay chai rượu vang đỏ Chianti nổi tiếng của vùng Tuscan là những món đồ được chào đón nồng nhiệt. Nhà hàng cũng chấp nhận cả những bức tranh hay những món đồ thủ công.
Thức ăn hay đồ uống dùng để trao đổi phải được chứng thực về chất lượng, nghĩa là thực khách phải đưa ra biên lai mua hàng từ cửa hiệu để làm bằng cớ. Dù nhà hàng nhận mọi thứ từ thực khách nhưng không muốn ḿnh biến thành một người bán đồ cũ hay ngỡ ngàng trước món đồ quá giá trị, do đó, nhà hàng đề nghị thực khách nên gọi điện thoại trước để bàn luận về giá trị món đồ mang đến. Các đồ vật này sẽ được nhân viên định giá để quy đổi ra các món ăn. Chủ nhà hàng cho biết những đồ vật độc đáo sẽ được trưng bày để mọi người thưởng lăm.
Tự nhiên như ở nhà
Thoải mái và ấm cúng là những tiêu chí hàng đầu mà ban quản lư nhà hàng muốn dành cho thực khách. Chính v́ vậy, từ nội thất đến các món ăn đều tuân thủ theo truyền thống cổ xưa của Florence. Leonardo Bisenzi, người đồng sáng lập nhà hàng, nói: “Những bà nội trợ ngày xưa có thói quen chuẩn bị thật nhiều món ăn vào các ngày cuối tuần để họp mặt gia đ́nh. Thực đơn của nhà hàng chúng tôi là sự tái hiện hương vị của các món ăn đó, những món ăn đơn giản nhưng thơm thảo”.
C̣n đối với thực khách, họ có một bữa tối vui vẻ cùng người thân và không phải lo nghĩ về hóa đơn thanh toán. Theo nhà hàng, kể từ khi khai trương đến nay, phần lớn thực khách đến đây là thanh niên, những người muốn được trải nghiệm ít nhiều cuộc sống trước đây của ông bà ḿnh. Nhiều người hy vọng ư tưởng v́ cộng đồng này của L’è Maiala sẽ được nhân rộng ra khắp nước Ư khi khủng hoảng kinh tế đă chạm đến cuộc sống của người dân.
Một phương thức tăng doanh thu
Loại h́nh kinh doanh này đă được một số ít người nghĩ đến những năm gần đây. Vào năm 2009, chủ nhà hàng Pasta Grill ở Tempe (bang Arizona, Mỹ) Tony Romano đă chọn phương thức trao đổi hàng hóa trong lúc t́nh h́nh kinh doanh tụt dốc. Nhờ đó, lượng khách hàng đến nhà hàng của ông tăng 10% trong ṿng 1 tháng kể từ khi thực hiện ư tưởng đổi đồ lấy thức ăn.
Theo NLD