VN giải thể hai tập đoàn xây dựng
Lễ ra mắt Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam năm 2010
Số lượng tập đoàn kinh tế tại Việt Nam giảm bớt sau khi chính phủ giải thể hai tập đoàn xây dựng chỉ sau ba năm thí điểm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 2/10 chính thức kư quyết định “kết thúc thí điểm h́nh thành” Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD).
Năm 2009, VNIC ra đời dựa trên ṇng cốt là Tổng Công ty Sông Đà, trong khi vào tháng Giêng 2010, ông Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt đề án thí điểm thành lập HUD dựa trên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị.
Ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới doanh nghiệp của chính phủ, thừa nhận hai tập đoàn xây dựng này đă “không đạt được mục tiêu đề ra”.
“Thực tế quản lư, phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh đặt ra yêu cầu không nên tiếp tục duy tŕ hai tập đoàn này,” ông Muôn nói trên trang web Chính phủ.
Sau việc giải thể này, số lượng tập đoàn kinh tế của Việt Nam c̣n lại 9, trong đó có cả Vinashin đang phải tái cơ cấu sau những thất thoát lớn.
Giảm tập đoàn
Nhắc đến thất bại của Vinashin, ông Phạm Viết Muôn nói c̣n tám tập đoàn sẽ được duy tŕ.
“Tập đoàn Dệt may sẽ cổ phần hóa, c̣n lại 7 tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực: Dầu khí, điện lực, than khoáng sản, viễn thông, hóa chất, cao su, sẽ phát triển mạnh,” ông hứa hẹn.
Hồi đầu tháng Chín, người phát ngôn Chính phủ Vũ Đức Đam nói sẽ giảm số lượng tập đoàn mặc dù số lượng chính xác “đang được bàn bạc”.
Ông Đam hé lộ sẽ c̣n “khoảng 5 đến 7 tập đoàn, gồm các đơn vị lớn và quan trọng với quốc kế dân sinh, như dầu khí, điện lực, viễn thông…”
Trong tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đ́nh Dũng kiến nghị ngừng thí điểm hai tập đoàn v́ bộc lộ yếu kém trong sản xuất kinh doanh.
Báo chí Việt Nam nói Thanh tra Chính phủ đă chỉ ra hàng loạt sai phạm tại VNIC với số tiền phải xử lư lên tới hơn 10.676 tỉ đồng.
BBC
|