Dắt cậu nhóc đi khắp khu phố chợ Trung thu tại Hàng Mă (Hà Nội), chị Mai mừng rỡ chọn được chiếc tàu thủy sắt làm quà cho bé với tâm ư "đưa con về với truyền thống". Thuở c̣n thơ, chị cũng háo hức với món đồ chơi này.
Năm nào cũng thế, đúng vào ngày Tết Trung thu, chị Mai (29 tuổi) lại sắp xếp thời gian, công việc để đưa cậu con trai học lớp 2 đi mua đồ chơi. Chị luôn đau đầu nghĩ nên chọn món đồ chơi nào để làm quà cho cậu nhóc mà có ư nghĩa giáo dục.
Chị Mai nói rằng mẹ con chị đă đi qua rất nhiều gian hàng bày bán các món đồ chơi lạ lẫm với ngày Tết thiếu nhi Việt, như chùy cao su đen dài đầy gai góc, sừng hươu, sừng quỷ nhấp nháy, mặt nạ thây ma hay các bộ tóc giả trắng xóa... Người phụ nữ mang nhiều cảm xúc khi bắt gặp h́nh ảnh đèn ông sao năm cánh trên tay một cụ bà hoặc chiếc đèn cù quay tít trong tay một bé gái người nước ngoài.
"Mẹ con tôi quyết định sang phố Hàng Thiếc mua tàu thủy sắt - loại đồ chơi mà khi tôi c̣n nhỏ vẫn rất thích thú", chị Mai cho biết trong khi cậu con trai hào hứng ngắm nghía chiếc tàu độc đáo.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/cc/7b/DSC09024.jpg) |
Chiếc tàu thủy sắt đồng chơi, có giá từ 100.000 đồng đến vài triệu đồng. Ảnh: Hùng Tuyên. |
Anh Chiến (45 tuổi), một doanh nhân sống tại phố Giảng Vơ cũng nâng niu chiếc tàu thủy mới coóng mua cho cậu con trai. Giải thích lư do mua tàu sắt chứ không phải đồ chơi Trung Quốc cho con, người bố nói đây là sản phẩm thủ công của người Việt, có tính khoa học cao giúp con trai anh biết cách t́m ṭi, khám phá và sáng tạo.
"Những đồ chơi hiện tại được sản xuất đều dùng khuôn mẫu có sẵn, c̣n loại tàu thủy sắt này lại chứa sự sáng tạo riêng. Trung thu mỗi năm chỉ có một lần, thay v́ bỏ ra thật nhiều tiền mua đủ thứ cho con cái th́ bố mẹ chỉ nên mua ít đồ chơi thôi, nhưng chúng phải chứa sự tư duy và có ư nghĩa", người cha trầm ngâm nói. Mắt anh lấp lánh cười khi nói: "Mỗi lần mua tàu về là con trai học lớp một nhà tôi lại reo ḥ thích thú và ngồi chơi mê mẩn, bỏ luôn tất cả các món đồ khác".
Tàu thủy sắt vốn là đồ chơi quen thuộc đối với nhiều thế hệ thiếu nhi Hà Nội trong thập niên 90. Món đồ chơi này thu hút trẻ em bởi màu sắc rực rỡ, h́nh thù bắt mắt và đặc biệt nó có thể di chuyển trên mặt nước, phát ra tiếng kêu sống động cũng như phả khói giống tàu thủy thật. Cơ chế hoạt động của chiếc tàu này dựa trên nguyên lư dùng nhiệt từ nồi hơi bên trong tàu, truyền vào ống dẫn nước tạo ra lực đẩy để di chuyển.
Trải qua bao thăng trầm khi đồ chơi truyền thống Việt bị lép vế so với những món đồ Trung Quốc, tàu thủy sắt ngày nay vẫn được rất nhiều phụ huynh "sành" và biết trân quư giá trị truyền thống, lựa chọn để làm quà tặng cho con em ḿnh mỗi dịp Tết Trung thu. Giá bán của loại đồ chơi này khá đa dạng, loại nhỏ bằng ḷng bàn tay dùng để trưng bày khoảng 100.000 đồng, các mẫu lớn hơn và chạy được dưới nước giá từ 300.000 đồng cho tới 4 triệu đồng.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/cc/7b/IMG_1270.jpg) |
Cụ Chức là một trong số ít người buôn bán đồ chơi tàu thủy sắt trên phố Hàng Thiếc. Ảnh: Hùng Tuyên. |
Cụ Nguyễn Văn Chức 76 tuổi, một người bán hàng lâu năm trên phố Hàng Thiếc, là khu phố duy nhất vẫn c̣n bày bán món đồ chơi đặc biệt này cho biết, từ đầu tháng 8 âm lịch hàng năm, các phụ huynh đă t́m mua tàu thủy sắt ở đây làm quà Trung thu cho con em ḿnh.
Cụ Chức chia sẻ, hiện có hai loại tàu thủy sắt hoạt động được như tàu thật dưới nước, một là nhờ pin, hai là nhờ dầu hỏa. Tàu chạy bằng dầu được chú ư và yêu thích hơn do người mua đa phần là những người chơi "sành sỏi". Chị Liên, cháu gái cụ Chức cũng bán tàu thủy sắt trên phố Hàng Thiếc, tâm sự thêm rằng sở dĩ các mô h́nh chạy bằng dầu có sức hút bởi tiếng kêu "tạch tạch" vui tai phát ra từ phao dầu và có khói bốc lên khi tàu chạy chầm chậm dưới nước.
Số lượng tàu thủy sắt bán trong thời điểm "đắt khách" nhất cũng chỉ 3-5 chiếc một ngày và khoảng vài trăm chiếc trong một tháng. Nguyên nhân là đồ chơi được tạo ra bằng phương pháp thủ công đ̣i hỏi kỹ thuật cao, đặc biệt là đối với tàu sắt chạy bằng dầu.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/cc/7b/IMG_1271.jpg) |
Tàu thủy sắt gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ sinh trước thập niên 90. Ảnh: Hùng Tuyên. |
Chị Liên cho hay cửa hàng chị thường đặt 200 chiếc tàu chạy bằng dầu từ đầu năm nhưng các nghệ nhân vẫn sản xuất không kịp. Thêm vào đó, sau khi nhận các mẫu tàu sắt sản xuất thô ở làng Khương Hạ - làng làm tàu thủy sắt truyền thống duy nhất c̣n sót lại ở Hà Nội - th́ những cửa hàng trên phố Hàng Thiếc dành thời gian để “mông má” thêm cho sản phẩm có vẻ ngoài thật bắt mắt.
Hùng Tuyên
VNE