Các nhà hoạt động Nhật Bản hôm nay sẽ tiến hành cuộc biểu t́nh phản đối Trung Quốc, dự kiến có hàng ngh́n người tham gia, để phản đối hành động của Bắc Kinh xung quanh vấn đề Senkaku/Điếu Ngư.
Nhà hoạt động Nhật cầm biểu ngữ "Senkaku là của Nhật Bản, Trung Quốc hăy chấm dứt xâm lược" trong cuộc biểu t́nh hôm 18/9 tại Tokyo. Ảnh:
AFP
Những người biểu t́nh dự kiến sẽ tụ tập trước đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để bày tỏ sự phản đối "hành động xâm lược" và những cuộc biểu t́nh chống Nhật của Trung Quốc. Đây được coi là cuộc tuần hành lớn nhất của Nhật kể từ khi nổ ra hàng loạt cuộc biểu t́nh chống Nhật tại Trung Quốc đến nay,
Huanqiu dẫn nguồn truyền thông Nhật cho hay.
Trước đó, ngày 18/9, một nhóm nhỏ người Nhật cũng tụ tập để phản đối Trung Quốc tại trung tâm Tokyo. Khoảng 50 người tập trung tại lối vào của ga tàu Shibuya, họ cầm cờ, biểu ngữ và tuyên bố chủ quyền của Nhật tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Theo
Wall Street Journal, cuộc biểu t́nh ngày 19/8 không có nhiều người tham gia v́ được tổ chức vào ngày thường. Những người biểu t́nh tỏ ư ủng hộ đảng Dân chủ Tự do của Nhật và yêu cầu đảng cầm quyền, đảng Dân chủ Nhật Bản, và chính phủ phải có những hành động cụ thể để bảo vệ quần đảo.
Cuộc biểu t́nh hôm nay và cuộc biểu t́nh ngày 18/9 đều do Ganbare Nippon, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa cánh hữu mới thành lập từ năm 2010, lên kế hoạch. Ganbare Nippon cũng từng tổ chức chuyến đi tới đảo Senkaku/Điếu Ngư của 150 người Nhật, trong đó có 8 nghị sĩ quốc hội, hồi tháng 8.
Phe cánh hữu của Nhật có quan điểm cần phải quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại trước t́nh h́nh Trung Quốc gia tăng sức ép và những cuộc biểu t́nh chống Nhật.
Cựu bộ trưởng Quốc pḥng Nhật bản Shigeru Ishiba tuần qua lên án Trung Quốc tiến hành cuộc chiến pháp lư, thông tin và tâm lư chống lại Nhật Bản. Cựu thủ tướng Shinzo Abe cùng các thành viên của đảng Dân chủ Tự do, cho rằng Nhật Bản cần "làm rơ quan điểm cứng rắn đối với chính phủ Trung Quốc và không cho phép tàu Trung Quốc xâm phạm lănh thổ Nhật Bản".
Nhiều người dân Nhật cũng chia sẻ quan điểm cứng rắn này của các chính trị gia. "Nhật Bản quá hiền lành. Nếu Trung Quốc khiêu khích th́ chúng ta phải chống lại họ", Emi Yamagata, một nhân viên thiết kế, cho hay.
"Tôi muốn chính phủ Nhật phải mạnh tay hơn. An ninh cần được tăng cường, ví dụ như tăng số tàu tàu duyên xung quanh khu vực quần đảo", Aki Kaneko, một người nội trợ, nói.
Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo thuộc biển Hoa Đông. Nó cách Naha, thành phố chính trong chuỗi đảo Okinawa của Nhật, khoảng 400 km và đảo Đài Loan khoảng 200 km. Đồ họa:
Hangthebankers
Tuy nhiên, các nhà dân tộc chủ nghĩa của cánh hữu cũng kêu gọi b́nh tĩnh và thận trọng, để không làm gia tăng căng thẳng và làm tăng thêm tâm lư chống Nhật.
Căng thẳng Trung - Nhật xung quanh chủ quyền quần đảo không người trên biển Hoa Đông bắt đầu nóng lại từ hồi tháng 4 khi thị trưởng Tokyo, Shintaro Ishihara, một nhà dân tộc chủ nghĩa, công bố kế hoạch mua lại chuỗi đảo cho thủ đô Tokyo. Sau đó, chính phủ Nhật cũng lên kế hoạch quốc hữu hóa chuỗi đảo này.
Tuần trước, chính phủ Nhật Bản chính thức thông qua kế hoạch mua lại 3 trong số 5 ḥn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật gây ra nhiều cuộc biểu t́nh của người dân Trung Quốc. Tokyo tuyên bố sẽ yêu cầu Bắc Kinh phải bồi thường thiệt hại do những người biểu t́nh quá khích gây ra cho các cơ quan ngoại giao của Nhật ở Trung Quốc.
Diễn biến căng thẳng Trung Nhật qua ảnh, clip
Vũ Hà - vnexpress