Tăng trưởng tín dụng sẽ đạt được mức 8-10% như kỳ vọng. Điều này, theo các chuyên gia kinh tế không hề gây áp lực lên con số lạm phát. Bởi vậy, kỳ vọng lạm phát sẽ chỉ ở mức dưới 1 con số, GDP có thể đạt mức 5,4 -5,6%.
Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng nền kinh tế đang có dấu hiệu dần ổn định - Ảnh : Hoàng Long
Nhiều khởi sắc
Từ đầu năm đến nay, nh́n diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng, nền kinh tế đang có dấu hiệu dần ổn định, đặc biệt, lạm phát sẽ chỉ ở mức 7 – 8% là điều có thể thực hiện được.
Cụ thể, nh́n vào biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm, CPI luôn ở mức tăng nhưng không quá cao so với cùng kỳ các năm trước.
Đặc biệt, tháng 6 và tháng 7 là hai tháng CPI liên tiếp giảm (tháng 6 giảm 0,26%, tháng 7 giảm 0,29%), và tăng nhẹ trở lại trong tháng 8 (tăng 0,63% so với tháng 7) do giá nhiều mặt hàng năng lượng như điện, xăng dầu… lần lượt điều chỉnh tăng kể từ giữa tháng 7.
Với mức tăng CPI không đáng kể, cùng với việc tiếp tục duy tŕ các công cụ, chính sách nhằm kiềm chế lạm phát của Chính phủ, nhiều ư kiến cho rằng, sẽ không khó để giữ lạm phát ở mức dưới một con số như mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
Đặc biệt, nh́n bao quát sự phát triển của nền kinh tế thời gian qua, có thể thấy nhiều dấu hiệu khởi sắc.
Cụ thể, ở khối sản xuất, chỉ số hàng tồn kho tuy vẫn ở mức khá cao so với cùng kỳ nhưng đă giảm nhanh kể từ tháng 3 tới nay, cho thấy t́nh h́nh sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đă phần nào được cải thiện hơn so với những tháng đầu năm.
Trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, tỷ giá vẫn duy tŕ được sự ổn định; thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được củng cố; lăi suất giảm khá mạnh so với đầu năm; tín dụng đă bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 7 tháng tăng trưởng âm, tăng trưởng tín dụng tháng 8 đă tăng khoảng 1,4% so với đầu năm. C̣n nh́n vào con số tăng trưởng, tốc độ tăng GDP đă có những cải thiện đáng kể, tăng trưởng GDP quư sau cao hơn quư trước và tăng trưởng quư III tăng khá mạnh.
Theo số liệu ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP quư III ước tăng khoảng 5,5-5,6%.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, nh́n vào những năm trước, nền kinh tế vẫn diễn biến theo xu hướng lạm phát tăng mạnh về cuối năm. Bởi vậy, cần hết sức thận trọng trong điều hành chính sách, bởi nguy cơ lạm phát cao có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Việc giải ngân cho đầu tư phát triển hoặc nới lỏng tín dụng trong chính sách tiền tệ… sẽ là những tác nhân kích thích lạm phát.
8 tháng đầu năm, CPI luôn ở mức tăng nhưng không quá cao so với cùng kỳ các năm trước - Ảnh : Hoàng Long
Không quá lo lạm phát cao trở lại
Một chuyên gia kinh tế lo ngại: Mục tiêu tăng tín dụng cả năm 2012 ở mức 8-10% không phải là cao, nhưng nếu so với mức tăng tín dụng hiện nay mới đạt được là 1,51% (tính đến cuối tháng 6-2012) th́ mức đ̣i hỏi những tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng cần phải theo hướng "chạy nước rút”.
Mà việc dồn toa như vậy vô h́nh trung sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát tăng. Quan ngại trên không phải là không có cơ sở, bởi trong nhiều năm liền, chỉ tiêu tín dụng liên tục bị phá vỡ và gần xấp xỉ 30%.
Hậu quả là, lạm phát tăng liên tiếp và chính sách tiền tệ phải đổi chiều liên tục để đối phó. Chính v́ thế, dù nói là không đáng lo lạm phát và không làm tăng tổng tín dụng, nhưng nếu ḍng tiền nóng từ các ngân hàng này không được kiểm soát tốt th́ sẽ có những hậu quả khó lường.
Các nguy cơ từ việc tăng trưởng tín dụng cũng đă được nhiều chuyên gia từ Uỷ ban Giám sát tài chính cảnh báo từ trước đó. Họ nhận định, nếu tín dụng từ nay đến cuối năm mỗi tháng tăng 1,5% - 2% th́ tăng trưởng GDP của cả năm 2012 sẽ từ 5,3-5,6%, như vậy nguy cơ lạm phát sẽ quay trở lại là khá rơ ràng.
Dù vậy, chuyên gia tài chính – ngân hàng Cấn Văn Lực cũng tỏ ra khá lạc quan, khi ông cho rằng, việc tăng trưởng GDP ở mức 5,5 – 5,6% sẽ không phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng quá nhiều, mà c̣n phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác, như: hiệu quả sử dụng đồng vốn, các kênh bơm vốn khác ngoài kênh tín dụng, như đầu tư công, chứng khoán…
Giả sử từ nay đến cuối năm tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh khoảng 7 – 8%, th́ cũng ở mức độ không quá cao như những năm trước đây. Ông Lực nhấn mạnh, năm nay phụ thuộc rất nhiều vào sự hấp thụ vốn từ các doanh nghiệp.
"Bơm tiền ra là một chuyện, c̣n hấp thụ được hay không lại là vấn đề khác. Lượng tiền bơm ra có gây lạm phát hay không phụ thuộc nhiều vào hiệu quả sử dụng đồng vốn đó như thế nào. Tôi hy vọng hiệu quả sử dụng đồng vốn sẽ tốt hơn so với những năm trước đây. Tất cả những yếu tố trên sẽ không gây áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm”.
Theo Lương Bá Quang (Đại Đoàn Kết)