"Các biện pháp an ninh rất đa dạng, từ tường rào kiên cố, chậu kiểng đặt xung quanh như ở ṭa nhà liên bang tại Thủ đô Washington D.C cho tới tầng tầng, lớp lớp các điểm kiểm soát và rào chắn như ở Đại sứ quán Mỹ tại Pakistan và Afghanistan".
50 lính thủy đánh bộ Mỹ đến Lybia
An ninh tại các đại sứ quán Mỹ và nhiều vị trí ngoại giao khác trên thế giới không hề giống nhau. Công tác bảo vệ là quan trọng nhưng bảo vệ quá kiên cố cũng mang lại hiểm họa riêng.
Vụ tấn công nhằm vào lănh sự Mỹ ở Benghazi làm Đại sứ Mỹ tại Lybia, J. Christopher Stevens và 3 người Mỹ khác thiệt mạng, cũng như các cuộc biểu t́nh tại Đại Sứ quán Mỹ ở Cairo vào ngày 11/9 đă làm Tổng thống Barack Obama phải ra lệnh thắt chặt an ninh. Trong thông báo từ Nhà Trắng, ông Obama cho biết, ông đă đề nghị chính phủ "tăng cường an ninh tại các cơ quan ngoại giao trên khắp thế giới".
Vụ tấn công ở Benghazi ngày 11/9.
Theo AP, 50 lính thủy đánh bộ đă được điều động tới Libya vào 12/9 để bảo vệ các khu ngoại giao ở đó. Tất cả các binh sĩ này đều thuộc Hạm đội An ninh Chống khủng bố (FAST). Họ nhanh chóng phản ứng với những hiểm họa khủng bố và đe dọa an ninh tại các đại sứ quán Mỹ.
Trách nhiệm an ninh chung
Giáo sư đại học Columbia, đồng thời là cựu cố vấn cho Chính phủ Mỹ Austin Long cho biết, mức độ bảo mật tùy thuộc vào cơ sở ngoại giao nằm ở đâu. "Thông thường sẽ có một biệt đội bao gồm lực lượng an ninh hải quân (MSG) làm việc cùng các nhân viên từ Cơ quan An ninh Ngoại giao của Bộ Ngoại giao (DSS)", ông Long viết trong một bức thư gửi tờ GlobalPost, "Các biện pháp an ninh rất đa dạng, từ tường rào kiên cố, chậu cây cảnh đặt xung quanh như ở ṭa nhà liên bang tại Thủ đô Washington D.C cho tới tầng tầng, lớp lớp các điểm kiểm soát và rào chắn như ở Đại Sứ quán Mỹ tại Pakistan và Afghanistan".
Năm 2007, Mỹ đă bỏ ra 3,5 triệu USD để lắp đặt hệ thống Điều khiển Hoạt động An ninh Trực quan (VSOC) tại nhiều đại sứ quán của nước này. VSOC hoạt động bằng cách tích hợp các hệ thống an ninh sẵn có thành một mạng liên kết, cho phép hiển thị một ṭa nhà hoặc một khu vực dưới dạng không gian 3 chiều 3D.
Ông Long cho biết, mức độ an ninh tại mỗi điểm được quyết định dựa vào khả năng đánh giá khả năng xảy ra biến cố, đồng thời nỗ lực không làm tất cả các đại sứ quán trở thành "pháo đài bất khả xâm phạm". Fred Burton, một cựu đặc vụ chống khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng, các quan chức cố gắng tính toán để đề pḥng những rủi ro chứ không phải mời gọi chúng.
Trách nhiệm an ninh không phải của riêng nước Mỹ. Các nước có đại sứ quán Mỹ đặt trụ sở cũng chia sẻ trách nhiệm. Vấn đề an ninh bên ngoài đại sứ quán là trách nhiệm của các nước đó. Ông Long cho rằng, chính v́ lẽ đó nên trước kia một số cơ sở ngoại giao của Mỹ không được đảm bảo an ninh.
"Năm 1979, Đại sứ quán Mỹ ở Pakistan và Libya đều bị đốt cháy và chính phủ các nước này cũng không đưa ra biện pháp kịp thời để ngăn chặn bạo động. Trong vụ việc tại Libya, chính phủ nước này c̣n quá yếu để xử lí t́nh huống. Giới chức Ai Cập th́ có vẻ bối rối nên phản ứng chậm", Long cho biết.
Một số người cho rằng, ṭa lănh sự ở Benghazi (Libya) chưa được bảo vệ đầy đủ, đặc biệt là khi so sánh với Đại Sứ quán Mỹ ở Tripoli (Libya). Theo nguồn tin của Reuters, các phiến quân thậm chí c̣n nắm được vị trí nhà bảo an của ṭa lănh sự, dẫn tới một cuộc nổ súng đẫm máu.
Phương Thanh (Theo GlobalPost, Wired)