Kết quả khảo sát thị trường rượu tại các thành phố lớn, gồm: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Pḥng và Cần Thơ của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) công bố ngày 14-9 cho biết, thực trạng rượu giả vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường.
Gần 70% lượng rượu ngoại là nhập lậu vào Việt Nam
Theo VATAP, cuộc khảo sát thị trường rượu tại các thành phố được thực hiện trong giai đoạn 2009-2011, do tổ chức NSP – một công ty Thái Lan chuyên về nghiên cứu thị trường các sản phẩm có cồn ở châu Á. Theo đó, tỉ lệ rượu giả đă giảm từ mức 9,1% năm 2009 xuống c̣n 4,4% trong năm 2011. Chưa kể tỉ lệ rượu giả bị phát hiện, xử lư trong năm 2012 c̣n phụ thuộc vào kết quả đấu tranh chống hàng giả của lực lượng quản lư thị trường, các cơ quan chức năng (công an, hải quan,…) trong quư IV năm nay.
Đại diện đơn vị khảo sát thị trường – NSP cho hay, các nhân viên NSP đă mua ngẫu nhiên hàng ngàn chai hoặc ly rượu từ các quầy rượu, quán bar, vũ trường, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn cao cấp... Các mẫu rượu này sau đó được phân tích trên hệ thống máy móc chuyên biệt để xem có bao nhiêu là giả, bao nhiêu là thật.
Theo đánh giá của VATAP, mặc dù các đối tượng sản xuất hàng giả luôn thay đổi phương thức hoạt động, cải tiến kỹ thuật để sao chép công nghệ của các công ty chính hăng và đồng thời hoạt động tinh vi hơn và cảnh giác hơn, tuy nhiên mỗi năm vẫn có hàng chục vụ sản xuất rượu giả bị phát hiện và xử lư. Hầu hết những "tay trùm” sản xuất, buôn bán rượu giả đều đă bị bắt và bị phạt tù. Theo thống kê của Ban 127TW về đấu tranh chống rượu giả, rượu lậu, chỉ trong năm 2011, các cơ quan chức năng đă phối hợp xử lư hơn 20 vụ sản xuất rượu giả và 6 tháng đầu năm nay đă phối hợp xử lư thêm gần 10 vụ rượu giả.
"Mặc dù hầu như các cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành rượu bia đều biết rằng kinh doanh, buôn bán rượu ngoại nhập lậu là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng v́ lợi nhuận cao nên hoạt động nhập lậu vẫn diễn ra rất phổ biến và vô cùng phức tạp”, ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết. Theo ông Bảo, hiện có khoảng 60 - 70% lượng rượu ngoại nhập trên thị trường được nhập lâu vào Việt Nam qua tuyến biên giới Tây Nam, miền Trung và gian lận thương mại khi làm thủ tục thông quan và tạm nhập tái xuất. Trong đó, có số lượng lớn rượu ngoại nhập lậu dọc tuyến biên giới các tỉnh biên giới Tây Nam như An Giang, Tây Ninh, Long An hay hành lang cửa khẩu Lao Bảo của Quảng Trị ở miền Trung. "Nguy hiểm hơn, rượu giả được trộn lẫn vào rượu ngoại nhập lậu hoặc các loại hàng hoá khác. Mặc dù rất khó để xác định số lượng hay tỷ lệ rượu giả nhập lậu vào Việt Nam thông qua con đường này nhưng thông tin thị trường cho thấy, rượu ngoại giả cũng hoàn toàn có thể được đưa vào Việt Nam thông qua con đường này”.
VATAP kiến nghị, công tác quản lư nhà nước về sản xuất rượu cần phải chặt chẽ hơn, không thể để sản xuất tràn lan như hiện nay, nhất là các làng nghề và ḷ rượu dân tự nấu. Nhà nước nên sắp xếp, tổ chức quản lư tốt hơn hệ thống lưu thông rượu trên phạm vi cả nước trên cơ sở tính toán và cân nhắc thêm chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và nhập khẩu để hướng doanh nghiệp vào làm ăn chân chính, hạn chế nhập lậu, sản xuất hàng giả.
Ngoài ra, VATAP cũng đề nghị các địa phương trên cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn và các cửa khẩu biên giới cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nhân, bà con tiểu thương để cả nâng cao ư thức cộng đồng về ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu trên thị trường.
Nguồn: Thành Luân/ Daidoanket