Trong một bài đăng trên tờ Telegraph, tác giả Con Coughlin viết những ai c̣n ngây thơ tin rằng “Mùa xuân A rập” đă làm cho thế giới an toàn hơn, vụ tấn công Lănh sự quán Mỹ tại Libya đúng vào dịp kỷ niệm 11 năm sự kiện 11/9 là một lời thức tỉnh sâu sắc nhất.
Thế hệ Hồi giáo mới xé cờ Mỹ ở thủ đô Cairo. Ảnh DPA
Vụ Đại sứ Christopher Stevens và 3 nhân viên sứ quán khác thiệt mạng khi Lănh sự quán Mỹ tại Benghazi (Libya) bị người biểu t́nh tấn công và đốt phá là một lời nhắc nhở gây sốc cho Tổng thống Barack Obama rằng những nỗ lực của Mỹ để lật đổ các chế độ mà phương Tây gọi độc tài thông qua phong trào “Mùa xuân Arập” đă không mang lại sự ổn định cho khu vực Trung Đông vốn đầy bất ổn.
Xoáy ngầm nguy hiểm
Theo tác giả Con Coughlin, trong hơn một năm qua, các chính trị gia ở cả hai bờ Đại Tây Dương đă dành sự ủng hộ nhiệt t́nh của họ để tạo ra sự thay đổi mang tính “địa chấn” trong tầng lớp cầm quyền đă thống trị khu vực Trung Đông trong nhiều thập kỷ. Một loạt các nhà lănh đạo tại khu vực này đă phải rời bỏ quyền lực, hoặc thông qua sức mạnh của vũ khí, hoặc sức mạnh áp đảo của các cuộc biểu t́nh.
Tại Washington, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, ông Barack Obama đă t́m kiếm một "khởi đầu mới" cho mối quan hệ của nước Mỹ với thế giới Hồi giáo. Ông Obama đă dành sự hỗ trợ không điều kiện cho những nỗ lực nhằm tạo ra sự thay đổi tại các thủ đô Arab quan trọng, trong đó có việc khuyến khích lật đổ một trong những đồng minh lâu năm của Washington là Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak; cũng như ủng hộ chiến dịch quân sự lật đổ chế độ của Nhà lănh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Tại London, một lập trường tương tự cũng đă được thông qua bởi Liên minh cầm quyền. Thủ tướng Anh David Cameron và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đă đi đầu trong các nỗ lực của NATO vào năm ngoái nhằm thay đổi chế độ ở Tripoli. Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague thường xuyên rao giảng với các nhân viên tại Bộ Ngoại giao về tầm quan trọng trong việc làm cho thế giới biết nước Anh đang ủng hộ các nỗ lực cải cách, thay đổi ở Trung Đông.
Tuy nhiên, vụ Đại sứ Mỹ Christopher Stevens và các đồng nghiệp của ông bị sát hại dă man tại thành phố Benghazi của Libya đă chứng minh rằng, “làn sóng của sự thay đổi” quét khu vực Trung Đông không phải là không có rủi ro. Hiện vẫn chưa rơ ai là người chịu trách nhiệm về cuộc tấn công vào Lănh sự quán và sát hại Đại sứ Mỹ, tuy nhiên, tấn bi kịch này cho thấy rơ ràng đang có các “ḍng xoáy nguy hiểm” ngay bên dưới phong trào cải cách.
Thời điểm xảy ra vụ tấn công vào Lănh sứ quán Mỹ tại Libya trùng với thời điểm kỷ niệm 11 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố 11/9 vào nước Mỹ nên có nhiều lư do để quy trách nhiệm đứng đằng sau vụ việc này là tổ chức al-Qaeda. Thật vậy, các quan chức Libya đă nhanh chóng cho rằng, Ansar al-Sharia - một nhóm Hồi giáo cực đoan được cho là có liên kết chặt chẽ với al-Qaeda đă tiến hành vụ tấn công này.
Bên cạnh những ư kiến quy trách nhiệm cho al-Qaeda, cũng có ư kiến khác cho rằng, những người trung thành với ông Gaddafi - hiện vẫn c̣n hoạt động tại Benghazi đứng đằng sau vụ tấn công này. Ngoài ra, cũng có luồng dư luận khác cho rằng, cuộc tấn công vào Lănh sứ quán Mỹ đơn giản chỉ là tác dụng phụ ngoài ư muốn của các cuộc biểu t́nh chống lại một bộ phim được thực hiện bởi một nhà buôn bất động sản ở California tên là Sam Bacile, trong đó có ư chế giễu Đấng tiên tri Mohammad của người Hồi giáo. Đây cũng là lư do bùng phát biểu t́nh và các cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Cairo (Ai Cập) và Tunis (Tunisia).
Ông Christopher Stevens là Đại sứ Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ kể từ sau vụ Đại sứ Mỹ Adolph Dubs tại Afghanistan bị bắt cóc và sát hại năm 1979. Thông thạo tiếng Arab, ông Stevens là một người ủng hộ nhiệt t́nh trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài của Mỹ với thế giới Arab. Được cử sang Libya lần thứ hai năm 2011 khi đang diễn ra cuộc nổi dậy chống Gadhafi. Benghazi là thủ đô của phe nổi dậy chống chính quyền Gadhafi nên Đại sứ Mỹ Stevens đặt trụ sở làm việc của ḿnh tại thành phố này.
Việc một người hỗ trợ nhiệt t́nh cho chế độ mới tại Libya có một kết cục như vậy cho thấy rằng, sự can dự của phương Tây vào khu vực Bắc Phi không phải được tất cả mọi phe phái đánh giá cao. Trong khi chính phủ mới tại Libya được bầu vào tháng Bảy vừa qua nhằm theo đuổi một cuộc đối thoại thân thiện với phương Tây, vẫn c̣n đó nhiều phe phái, bao gồm cả những người ủng hộ đường lối Hồi giáo cứng rắn, những người muốn đất nước này tiếp tục áp dụng chính sách chống phương Tây, và những người phản đối ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây với sự phát triển của đất nước.
Điều này cũng đúng ở nước láng giềng Ai Cập - nơi chính quyền Obama đóng vai tṛ đi đầu trong việc loại bỏ chế độ của Tổng thống Hosni Mubarak vào năm 2011, đám đông người biểu t́nh Hồi giáo đă tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Cairo. Mặc dù cũng như ở Libya, chính phủ Ai Cập mới của Tổng thống Mohamed Mursi nói rằng, họ muốn duy tŕ quan hệ thân thiện với phương Tây, ông Mursi cũng khó có thể đưa ra một giải pháp thỏa đáng để giải quyết các cuộc biểu t́nh chống Mỹ có thể dẫn tới kết cục như ở Benghazi.
Bất lợi đối với ông Obama trước kỳ bầu cử tổng thống
Vụ Đại sứ Stevens và 3 nhân viên sứ quán khác của Mỹ bị những người biểu t́nh Hồi giáo sát hại ở Benghazi là điều không mong muốn nhất đối với ông Obama khi đang bước vào giai đoạn cuối cùng của chiến dịch tái tranh cử chức Tổng thống Mỹ.
Là một người được xem là ủng hộ nhiệt t́nh đối với phong trào “Mùa xuân Arập”, Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với các cáo buộc cho rằng, ông đă quá mềm mỏng trong cách tiếp cận với các nhóm Hồi giáo cực đoan. Trên thực tế cho đến nay trong chiến dịch tranh cử, ông Obama đă cố gắng hết sức để tránh thảo luận về các vấn đề khó khăn trong chính sách đối ngoại như chương tŕnh hạt nhân của Iran, hoặc số phận của Afghanistan khi quân đội Mỹ rút toàn bộ khỏi đất nước này vào cuối năm 2014…
Tổng thống Obama cũng có thể nhận thấy rằng, tại một quốc gia mệt mỏi, kiệt sức sau hơn một thập kỷ tham gia liên tục vào cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, khó có thể giành được phiếu bầu khi đề cập đến cuộc chiến của Mỹ chống lại các chiến binh Hồi giáo. Tuy nhiên, giống như trường hợp cựu Tổng thống Jimmy Carter khi các nhà ngoại giao Mỹ bị bắt làm con tin ở Iran sau cuộc cách mạng Hồi giáo, công chúng Mỹ đang có mối quan tâm lớn khi đồng bào ḿnh bị đặt vào con đường nguy hiểm. Họ hy vọng các nhà lănh đạo của ḿnh có các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho các công dân Mỹ.
Tổng thống Dân chủ Jimmy Carter đă bị bật khỏi Nhà Trắng khi không thể giải cứu các con tin Mỹ bị giam cầm ở Iran. Ông Obama có thể cũng phải chịu một số phận tương tự trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới, nếu ông không có phương án thuyết phục được cử tri Mỹ trong việc giải quyết thế hệ Hồi giáo cực đoan mới trong thế giới Arập./.
Theo VOV