Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ở mức tồi tệ nhất trong nhiều năm qua do những tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Swnkaku/Điếu Ngư, dấy lên mối lo ngại về việc sẽ ảnh hưởng thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, dường như người Trung Quốc vẫn “khó cưỡng” lại hàng hóa chất lượng của Nhật Bản.
Phong trào phản đối Nhật đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp Trung Quốc. Những hành động quá khích như nhóm người biểu t́nh lật ngược một chiếc xe do Nhật sản xuất hay một người đàn ông giật cờ ra khỏi xe hơi của đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh càng làm cho mối căng thẳng này gia tăng thêm.
Người biểu t́nh lật đổ xe hơi của Nhật Bản tại Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: AP
Hàng dài khách hàng trước cửa hàng bán đồ Nhật
Tuy nhiên, tại các cửa hàng và siêu thị ở các thành phố lớn của Trung Quốc, có vẻ như hoạt động mua bán các đồ dùng, quần áo và nhiều sản phẩm khác của Nhật Bản vẫn diễn ra b́nh thường. Ngay cả ở Nam Kinh, được coi là trung tâm của t́nh trạng thù địch lịch sử giữa Nhật và Trung Quốc, dường như không có ǵ thay đổi, người dân Trung Quốc vẫn xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng bán đồ Nhật.
Một thanh niên bước ra khỏi một cửa hàng của nhà bán lẻ đồ điện tử Nhật Bản, Yamada Denki ở trung tâm thành phố Nam Kinh với một túi đồ mua sắm cho biết: "Tôi không thích Nhật Bản nhưng như người phương Tây nói ‘chính trị là chính trị và kinh tế là kinh tế. Tôi quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của những hàng hóa mà ḿnh mua".
Một cửa hàng Sony ở Bắc Kinh. Ảnh: Internet
Các quan chức và các phương tiện truyền thông Trung Quốc tấn công Nhật Bản quyết liệt về những tranh chấp đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho rằng Bắc Kinh cần phải có một lập trường mạnh mẽ, bao gồm cả việc sử dụng sức mạnh quân sự nếu cần thiết. Hôm 13/9, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Jiang Zengwei cảnh báo rằng quan hệ kinh tế và thương mại với Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng do tranh chấp này.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới c̣n Nhật Bản đứng thứ ba. Do đó, bất cứ sự gián đoạn nào trong mối quan hệ của hai nước này cũng có thể gây hậu quả đến nền kinh tế toàn cầu, vốn đang bị tác động bởi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và những khó khăn trong nền kinh tế Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy dấu hiệu xấu trong mối quan hệ thương mại Nhật-Trung. Ở Thượng Hải và Bắc Kinh, nhu cầu của người dân về hàng hóa của Nhật vẫn ổn định.
Nhiều chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng cho biết ở các của hàng và nhà hàng Nhật Bản gần Xinjiekou, một trong những khu mua sắm nhộn nhịp nhất trong thành phố này vẫn có rất đông người mua sắm ngay cả trong đợt căng thẳng đỉnh điểm sau khi Nhật Bản cho biết đă mua một số ḥn đảo trong quần đảo tranh chấp với Trung Quốc.
Người Trung Quốc vẫn không thể phớt lờ các sản phẩm chất lượng cao của Nhật Bản. Ảnh: Internet
Bị tẩy chay hay suy giảm chung của nền kinh tế Trung Quốc
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản vốn đang phải đối đầu với sự suy giảm kinh tế Trung Quốc có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng này.
Ông Yu Jingping, một giáo sư tại trường Đại học Kinh tế Nam Kinh nhận định căng thẳng giữa hai nước đang ở mức cao nhất trong ṿng nhiều năm qua và cho rằng: “Tác động kinh tế giữa hai nước sẽ phụ thuộc vào các biện pháp đối phó của chính phủ Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng tác động có thể sẽ vô cùng lớn".
Tadashi Yanai, chủ tịch của tập đoàn bán lẻ hàng may mặc lớn nhất châu Á của Nhật Bản Fast Retailing cho rằng, quan hệ căng thẳng của Nhật Bản với nước láng giềng đang trở thành một mối lo ngại đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong khi đó, một số đại lư du lịch của Trung Quốc cho biết đă hủy các tour du lịch tới Nhật.
Các doanh nhân Nhật bản cho hay nhiều công ty Nhật Bản bị các quan chức địa phương Trung Quốc yêu cầu hạn chế, hủy bỏ hoặc hoăn các chương tŕnh khuyến mại quy mô lớn, các buổi hội nghị và nhiều sự kiện công chúng khác do vấn đề tranh chấp lănh thổ.
Hồi đầu tuần, chính quyền thành phố Thượng Hải đă đổi tên một sự kiện chạy marathon dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 12 tới để bỏ tên một nhà tài trợ Nhật Bản.
Ông Hiroyoshi Ikeda, giám đốc điều hành của tập đoàn cung cấp dịch vụ tư vấn và kế toán cho các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc cho biết: "Nhiều công ty Nhật đang lo lắng về suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và họ đang sẵn sàng thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng. V́ vậy, việc không thể tổ chức các chương tŕnh khuyến mại quy mô lớn sẽ là một bất lợi vô cùng lớn”.
Giám đốc điều hành của công ty xe hơi Nhật Bản Nissan Motor, ông Toshiyuki Shiga cho biết các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đă gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các chiến dịch xúc tiến thương mại lớn và điều này có thể gây ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Tuy nhiên, thật khó có thể xác định được mức độ thiệt hại của các doanh nghiệp Nhật Bản do tranh chấp lănh thổ, đặc biệt là khi tăng trưởng kinh tế tổng thể của Trung Quốc đang bị chậm lại.
Trong khi đó, Wang Zhaoshen, giám đốc bán hàng tại một đại lư của Nissan ở Nam Kinh cho biết, căng thẳng chính trị đến nay không có tác động nhiều đến doanh số bán hàng; sự sụt giảm nhu cầu trong toàn bộ thị trường Trung Quốc là vấn đề đáng lo ngại hơn.
Mặc dù giao dịch thương mại và kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thập kỉ qua, nhưng việc Nhật đă từng xâm chiếm Trung Quốc trước và trong Thế Chiến Thứ II vẫn là một vết thương chưa lành đối với nhiều người Trung Quốc.
Liang Yan, 30 tuổi cho biết: "Là một người gốc Nam Kinh, tôi luôn cảm thấy thù ghét Nhật v́ vụ thảm sát tại Nam Kinh". Cô cho biết thích mua hàng hóa không phải là của Nhật hơn nhưng vẫn miễn cưỡng phải chọn các sản phẩm như máy ảnh từ các nhà sản xuất Nhật Bản v́ chúng có chất lượng cao.
Phạm Khánh
infonet.vn