Do không có thói quen đăng kư tên miền nên rất nhiều “ông lớn” Việt Nam đă mất thương hiệu tại nhiều thị trường lớn.
|
Thương hiệu café Trung Nguyên. |
“Tấm gương” café Trung Nguyên
Trung Nguyên được xem là đă “nổ phá súng” cho “phong trào” mất thương hiệu v́ quên không đăng kư. Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).
Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lư phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đă phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm ngh́n USD để lấy lại tên miền này. Sau đó, càphê Trung Nguyên đă thực hiện đăng kư bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lănh thổ trên thế giới.
Tuy nhiên, mới đây, vấn đề thương hiệu của Trung Nguyên lại một lần nữa “dậy sóng” khi website Trungnguyen.com.au trở thành website quảng bá, giao dịch Highlands coffee. Mới đây, khi đăng kư tên miền này tại Australia th́ Trung Nguyên phát hiện Cty The trustee for Hinchliffe Trust đă đăng kư tên miền này và sử dụng dưới h́nh thức một website giao dịch thương mại.
Không chỉ có vậy, Trung Nguyên tiếp tục để mất thương hiệu café chồn tại Mỹ. Sau khi vụ tên miền thương hiệu Legendeecoffee bị người khác thâu tóm, Trung Nguyên lại có nguy cơ bị chặn đường xuất khẩu café mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Mỹ.
Highlands Coffee mua 100% cổ phần của Phở 24
Dù chưa thực sự là “ông lớn” trong giới kinh doanh nhưng việc Phở 24 bị Highlands Coffee thâu tóm là một trong các sự kiện mới nhất, nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua.
Giới kinh doanh gần như chỉ biết đến giao dịch M&A giữa Highlands Coffee và Phở 24 khi nó kết thúc với việc 100% vốn cổ phần Phở 24 thuộc về Highlands Coffee. Theo đồn đại, giá giao dịch của thương vụ này là 20 triệu USD.
Tuy nhiên, sau khi mua 100% cổ phần của Phở 24, Highlands Coffee bán lại 50% tổng cổ phần đó cho Jollibee (Philippines, kinh doanh chuỗi thực phẩm, thức ăn nhanh, đă có mặt tại Việt Nam nhiều năm nay).
Vinataba mất tỷ đồng chuộc thương hiệu
Năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đă bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng kư tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.
Vinataba đă phải chi đến 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Do có đăng kư thương hiệu từ trước và những cố gắng của Tổng công ty này, ngày 24-1-2003, tại Lào.
Tại Campuchia, vào tháng 12-2002, sản phẩm Vinataba của Việt Nam cũng được công nhận. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, đến tháng 3/2003, việc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có được công nhận là đơn vị sở hữu thương hiệu Vinataba hay không mới được công bố.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đă được công nhận là doanh nghiệp có quyền sở hữu thương hiệu Vinataba, Công ty Sumatra không chứng minh được quyền sở hữu của ḿnh đă buộc phải hủy bỏ các sản phẩm mang thương hiệu Vinataba...
|
Công ty CP Bánh kẹo Bibica. |
Bibica rơi vào tay Lotte
“Cuộc chiến” giành quyền kiểm soát giữa Công ty CP Bánh kẹo Bibica (Bibica) và Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đă khiến dư luận nổi sóng trong một thời gian. Đại hội cổ đông của Bibica mới đây đă có sự thay đổi lớn về nội dung, đó là Tập đoàn Lotte, cổ đông lớn, đang nắm giữ hơn 38% cổ phần, tạm gác lại chuyện đổi tên Bibica thành Lotte - Bibica v́ cho rằng “chưa đến thời điểm chín muồi”.
Thực chất là việc đổi tên đă vấp phải sự phản đối của các cổ đông. Thế nhưng, những người trong cuộc cho biết Lotte đang từng bước thực hiện việc đổi tên và điều này không thể tránh khỏi bởi hiện tại, người của Lotte đang giữ 2/5 ghế trong HĐQT Bibica, kể cả chức chủ tịch HĐQT. Bibica c̣n là doanh nghiệp (DN) niêm yết nên việc thu gom cổ phiếu rất dễ xảy ra.
Theo ư kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, với việc sở hữu 38% số cổ phần, Lotte nắm chức Chủ tịch HĐQT, đủ để có thể điều khiển, vận hành Cty theo ư ḿnh. Người ta lo ngại trong tương lai, thương hiệu Bibica đứng thứ 2 VN chỉ sau Kinh Đô sẽ bị triệt tiêu hoặc lép vế so với thương hiệu toàn cầu Lotte.
PetroVietnam là thương hiệu của… Mỹ
Nhăn hiệu PetroVietnam của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vừa bị một doanh nghiệp có tên NGUYEN LAI đăng kư tại Văn pḥng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ.
Theo quy định của Mỹ, việc đăng kư thương hiệu tại Văn pḥng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là loan báo tên, địa chỉ công ty, lĩnh vực hoạt động, thương hiệu hàng hóa... và giai đoạn 2 là công bố nhăn hiệu đă được đăng kư. Việc đăng kư nhăn hiệu PetroVietnam của công ty nói trên vẫn
Kẹo dừa Bến Tre
Năm 1998, khi đang có doanh số tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc rất cao, nhăn hiệu kẹo dừa Bến Tre của bà Nguyễn Thị Tỏ (tức Hai Tỏ) bỗng sụt giảm nghiêm trong. Qua ḍ hỏi bà được biết trên thị trường đang có sản phẩm kẹo dừa giả, nhái kẹo dừa Bến Tre.
Bà Tỏ quyết định đi Trung Quốc kiện DN Rừng dừa- DN làm nhái sản phẩm Bến Tre. Tháng 8 năm 2008, bà được biết Công ty TNHH Rừng Dừa đă đăng kí độc quyền nhăn hiệu tại Trung Quốc được 8 tháng, chỉ c̣n ba tháng nữa là được cấp bằng độc quyền.
Tháng 5 năm 1999, tám tháng sau đăng kí, nhăn hiệu kẹo dừa Bến Tre được cấp bằng độc quyền sáng chế, cho phép lưu hành trên lănh thổ Trung Quốc, đồng thời sản phẩm của doanh nghiệp Rừng Dừa được xác nhận là hàng nhái, không đủ tiêu chuẩn lưu hành.
Bà Tỏ đem giấy tờ chứng nhận đến tận Đảo Hải Nam, nơi Rừng Dừa “đóng đô”, thuyết phục nhờ chính quyền địa phương xử lư toàn bộ số sản phẩm giả. Đoạn phóng sự về bà được chiếu trên toàn Trung quốc, đánh dấu thắng lợi của DN “miệt vườn” này.
Nước mắm Phú Quốc cũng gặp sóng gió v́ thương hiệu
Nước mắm Phú Quốc bị công ty Viet Huong Fishsauce- Mỹ đăng kư nhăn hiệu độc quyền tại Mỹ và cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Australia.
H́nh ảnh thương hiệu mà Cty Việt Hương đăng kư bảo hộ chính xác là có chữ “Phú quốc” kèm logo là h́nh con cá cơm và bản đồ Việt Nam (có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang).
Các thông tin này đă được đối tác của Bross và Cộng sự là một công ty luật tại Trung Quốc kiểm tra, xác tín theo yêu cầu. Việc chủ thể nói trên đăng kư nhăn hiệu “Phú quốc và h́nh ảnh” dưới tên của ḿnh cũng sẽ gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho công chúng về nguồn gốc Phú Quốc gắn liền với sản phẩm nước mắm nổi tiếng đang được Việt Nam bảo hộ.
Ngoài ra c̣n một số các doanh nghiệp khác như vơng xếp Duy Lợi, Bi’tis, bánh phồng tôm Sa Giang cũng gặp lao đao với thương hiệu.
Theo
Bảo Linh
VTC