Miến Điện có thể cho phép ra báo tư nhân từ đầu năm 2013
Hôm nay, 02/09/2012, tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện tuyên bố kể từ đầu năm tới, 2013, chính quyền có thể cấp giấy phép hoạt động cho các nhật báo tư nhân.Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa bỏ. Các nhà báo nước ngoài có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Miến Điện.
Trả lời phỏng vấn tuần báo Myanmar Times, ông Aung Kyi, bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói : « Tôi thành thật nghĩ rằng các nhật báo tư nhân có vai tṛ chủ chốt trong một đất nước dân chủ ». Ông Aung Kyi vừa được chỉ định làm bộ trưởng Thông tin thay cho ông Kyaw Hsan, một nhân vật được coi là cực kỳ bảo thủ.
Theo tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện, việc mở của thị trường thông tin đ̣i hỏi phải có một khuôn khổ pháp lư và một bộ luật ứng xử. Sự xuất hiện báo chí tư nhân c̣n tùy thuộc vào thời điểm Miến Điện có được những văn bản pháp lư nói trên. Cuối tháng Tám vừa qua, Miến Điện đă chính thức hủy bỏ chế độ kiểm duyệt đối với các báo thuộc lĩnh vực chính trị và tôn giáo.
Một dự luật về báo chí đang được soạn thảo. Bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói rằng, dự thảo này cần phải được đưa ra tham khảo ư kiến các cơ quan báo chí trước khi hoàn chỉnh và tŕnh lên Nghị viện. Ông nhấn mạnh : « Tôi thành thực quyết tâm có được một đạo luật về các phương tiện truyền thông, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế ».
Cho đến nay, tổ chức Phóng viên Không biên giới vẫn xếp Miến Điện ở hạng 169 trong tổng số 179 quốc gia, trong bảng xếp hạng về tự do báo chí. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ dân sự được thành lập vào tháng Ba năm ngoái, Miến Điện đang thực hiện nhiều cải cách dân chủ, trả tự do cho nhiều nhà báo và các tù chính trị.
Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định là luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa. Sự tồn tại của văn bản này gây nghi ngờ về thực tâm của chính quyền trong việc thúc đẩy quyền tự do báo chí. Liên quan đến hoạt động của các nhà báo nước ngoài, ông Aung Kyi cho rằng họ có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Miến Điện.
Trong tuần, chính quyền Nayipydaw đă xóa tên nhiều người Miến Điện lưu vong, trong đó có các nhà báo, trong danh sách đen.
RFI
|