- Ngư dân ngôi làng chài này nói rằng họ nhận được trợ cấp nhiên liệu ra khơi từ chính phủ Trung Quốc hàng năm dựa trên công suất của tàu thuyền mà họ sở hữu.
Tờ The Straits Times xuất bản tại Singaporengày 31/8 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đă cung cấp tiền trợ giúp các ngư dân nước này kéo tàu ra đánh bắt (trái phép) trên Biển Đông, trong đó có khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV).
Nằm ở một góc phía đông của đảo Hải Nam, Đàm Môn là một ngôi làng đánh cá với 32.000 người sinh sống. Gần một nửa cư dân nơi này là những người thường xuyên đánh cá trên Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền bởi Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Ngư dân Trần Nghị Tân đă nhận được khoảng 400.000 nhân dân tệ
Ngư dân ngôi làng chài này nói rằng họ nhận được trợ cấp nhiên liệu ra khơi từ chính phủ Trung Quốc hàng năm dựa trên công suất của tàu thuyền mà họ sở hữu.
Năm ngoái, ngư dân Trần Nghị Tân đă nhận được khoảng 400.000 nhân dân tệ (63.000 USD) cho con thuyền 750 mă lực, trong khi một ngư dân khác, Phó Minh Khang được khoảng 300.000 nhân dân tệ cho thuyền 600 mă lực.
Họ c̣n nhận được một khoản tiền bổ sung khoảng 5.000 nhân dân tệ mỗi khi thực hiện một chuyến đi đánh bắt cá (trái phép) trên quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, các quan chức chính phủ đă đến thăm làng chài Đàm Môn và kêu gọi họ tiếp tục đánh bắt cá (phi pháp - PV) tại khu vực quần đảo Trường Sa nhằm bảo vệ tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc chống lại các nước khác, ông Trần Nghị Tân nói.
Gần 9000 tàu cá Trung Quốc đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép hồi đầu tháng 8 vừa qua.
Chuyên gia an ninh hàng hải Zhang Hongzhou đến từ Viện Nghiên cứu Quốc tế, trường S. Rajaratnam của Singapore cho hay trong một bài báo gần đây, Trung Quốc đang khuyến khích ngư dân của ḿnh mạo hiểm khai thác (trái phép) các vùng nước xa xôi xung quanh quần đảo Trường Sa bởi các vùng biển ven bờ đang bị cạn kiệt nguồn thủy sản.
"Các hoạt động này đă trở thành các yếu tố gây căng thẳng hàng hải và các cuộc xung đột trong khu vực" - ông viết.
Đồng t́nh với quan điểm trên, nhà phân tích Ian Storey đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore tin rằng các ưu đăi về tiền tệ có thể làm tăng căng thẳng. "Như chúng ta đă thấy trong thời gian qua, điều đó sẽ dẫn đến các vụ bắt bớ và giam giữ, va chạm tàu thuyền và thậm chí là nổ súng"- ông nói.
Anh Vũ (Nguồn Jakarta Globe)