ĐỂ XEM THỐNG ĐỐC B̀NH XOAY NHƯ THẾ NÀO TRONG " TÂM BĂO " MANG TÊN " BẪU KIÊN " ? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-22-2012   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default ĐỂ XEM THỐNG ĐỐC B̀NH XOAY NHƯ THẾ NÀO TRONG " TÂM BĂO " MANG TÊN " BẪU KIÊN " ?

Thời tiết bất thường
Song chủ đề của cơn băo này có lẽ không phải phát xuất từ hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Mà nó đến bởi sự lệch pha đang ngày càng cực đoan giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam.
Tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phải rời bỏ chức vụ của ông trước nhiệm kỳ đă không c̣n là của hiếm ở Thủ đô. Vào những ngày qua, thông tin “tuyệt mật” này c̣n được cả giới đầu tư ngân hàng TP.HCM biết đến, mà bằng chứng là một số khách hàng lớn đă bắt đầu chiến dịch rút tiền mặt khỏi Ngân hàng Phương Nam – một trong những địa chỉ vẫn được giới chức chính trị liệt vào loại chân rết của nhóm Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng…
Thậm chí một vài nguồn tin c̣n cho biết Nguyễn Tấn Dũng có thể phải chia tay với cái ghế “Chúa Trịnh” của ḿnh ngay tháng 8/2012, sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị Đảng – nơi người đang nhắm đến chức vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam chỉ nhận được 4/13 phiếu ủng hộ tiếp tục chấp nhiệm.
Sự thay đổi khá bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong đảng đă khiến cho con tàu chính quyền chao đảo. Đó và đây đang diễn ra một cuộc “chạy loạn” khá quyết liệt. Không có ǵ dễ h́nh dung hơn việc những cấp dưới thân cận và thường xuyên phục vụ cho quyền lợi nhóm của gia đ́nh Nguyễn Tấn Dũng đang phải t́m đường thoát thân, trước khi nghĩ đến một bến đỗ mới và cũng trước lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ không lường trước.
Một trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng đương nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn B́nh.
Cùng với cơn băo phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đă loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn B́nh có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”. Nếu hệ lụy này xảy ra, giới quan sát có thể dễ hiểu những nguồn cơn nào ẩn sâu bên trong đă dẫn đến như thế.

Cơ hội đầu tiên

Vào tháng 8/2011, Nguyễn Văn B́nh đă được bầu chọn làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước, từ cương vị cấp phó trước dó. Người tiền nhiệm của B́nh – ông Nguyễn Văn Giàu – đă được thuyên chuyển sang một ủy ban phụ trách về kinh tế của Quốc hội, cũng là nơi mà tiếng nói trở nên lơ lửng.
Bối cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại trùng với khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất một con sóng vàng. Cũng bởi thế, thị trường này cần được xem là câu chuyện đầu tiên, khởi đầu cho một nhiệm kỳ đầy biến động của Nguyễn Văn B́nh.
Thử thách đầu tiên của thời gian ấy lại là nạn đầu cơ vàng mà đă từng hiện h́nh không biết bao nhiêu lần chỉ tính từ năm 2000 đến nay.
Trong khoảng thời gian 11 năm từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi giá vàng thế giới tăng 7,6 lần th́ giá vàng trong nước đă làm được điều kỳ diệu hơn thế nhiều: chẵn 10 lần.
Năm 2011 cũng có thể là thời gian lập đỉnh của sóng vàng. Sóng tăng cuối cùng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/2011, với giá vàng quốc tế tăng 32%, c̣n giá vàng trong nước vọt lên đến 40%, từ mức 35 triệu đồng/lượng lên đến 49 triệu đồng/lượng.Trước sự sốt ruột của dư luận xă hội về “cơn điên” giá vàng cùng độ chênh cao đến 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới, vào cuối tháng 8/2011, vị tân thống đốc đă nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. Nếu b́nh ổn giá vàng để tránh đầu cơ, sẽ giữ giá trong nước cao hơn thế giới không quá 400.000 đồng/lượng.
Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, cho đến cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra, thanh tra nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi phát từ một nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc Nguyễn Văn B́nh: Công ty Vàng bạc đá quư SJC. Đây cũng chính là công ty trực thuộc Ban Tài chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.
Để sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn B́nh nhậm chức, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đă thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó.
Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đă tạo ra nó.
Dù chưa có một thống kê nào của Ngân hàng Nhà nước được công bố về độ chênh cao b́nh quân giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, nhưng hiện tượng mà bất kỳ người dân mua bán vàng nào đều dễ nhận thấy là độ chênh cao này luôn từ 3-4 triệu đồng/lượng.
Vào nửa cuối năm 2011, uy tín của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân Thống đốc Nguyễn Văn B́nh đă có phần sút giảm, bởi cùng với nạn đầu cơ vàng tái diễn liên tục là những hoài nghi đầu tiên về cái gọi là “tṛ chơi thanh khoản” mà cơ quan này đă áp đặt trên thị trường liên ngân hàng nhằm phục vụ cho ư đồ của nhóm tài phiệt thâu tóm các ngân hàng nhỏ.
Thậm chí cơ hội của Ngân hàng nhà nước nhằm cải thiện h́nh ảnh của ḿnh trong tâm trí người dân càng trở nên nhỏ bé khi vào những ngày giá vàng trở nên điên loạn nhất, lời khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước về nạn đầu cơ đă chỉ được phát đi sau khi SJC cùng một số doanh nghiệp vàng khác đă “thoát hàng” đến hơn hai chục tấn vàng với giá rất cao.
Song cơ hội của Ngân hàng Nhà nước càng ít đi bao nhiêu th́ làn sóng dư luận xă hội về lợi ích nhóm lại càng lan truyền nhanh và rộng bấy nhiêu. Vào thời gian này, cụm từ “nhóm lợi ích” đă bắt đầu được nhắc đến, bàn luận một cách công khai và dường như không chỉ dừng ở những hàm ư về hố phân cách xă hội.

“Lấy nó nuôi nó”*

Một cơ hội khác cũng đến với vai tṛ tân thống đốc vào đầu tháng 10/2011. Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh danh là “Nhóm G” đă phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay c̣n gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay ṿng can thiệp thị trường.
Theo giải pháp này, việc can thiệp vào thị trường sẽ thực hiện theo phương châm “hiệp đồng tác chiến” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng và SJC cùng bán theo một mức giá và liên tục tung hàng cho đến khi giá vàng trở về b́nh thường. Theo ước tính, quỹ vàng quay ṿng của ngân hàng và SJC ít nhất cũng 20 tấn (530.000 lượng vàng). Số vàng này gấp nhiều lần hạn ngạch nhập khẩu vàng mà Ngân hàng Nhà nước từng cấp trong mỗi đợt, v́ thế khả năng b́nh ổn thị trường cao hơn.
Chỉ cần giải pháp này làm được một nửa nội dung của nó, lợi ích nhóm của các chủ thể đầu cơ vàng có thể đă được giảm đi 50%.
Ngay lập tức, giải pháp này được công bố rộng răi. Một vài chuyên gia thân cận với Ngân hàng Nhà nước c̣n cho rằng đây là một phát minh mang tính khoa học của cơ quan này. Vài tờ báo phấn khích nhất c̣n gọi giải pháp mới của Ngân hàng Nhà nước là “toa thuốc đặc trị đầu cơ vàng”.
Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên được nêu ra, đă chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.
Sự đổi thay duy nhất chỉ diễn ra đối với các ngân hàng và doanh nghiệp được quyền kinh doanh vàng: sau khi đă được thỏa măn về quota nhập khẩu vàng và được hứa hẹn cả về cơ chế mở tài khoản giao dịch vàng, mục tiêu ban đầu về b́nh ổn giá vàng đă bị quên lăng một cách nhanh chóng. Thay vào đó, vẫn là thực trạng găm vàng, niêm yết vàng giá cao, vẫn là chất kích thích tiềm ẩn cho chỉ số lạm phát chưa chịu ngủ yên.
Hoàn toàn khác với thái độ dứt khoát đến bất thường trong công tác duy tŕ nghiêm trần lăi suất huy động 14%/năm – tiền đề của “tṛ chơi thanh khoản”, Ngân hàng nhà nước đă chẳng có bất kỳ một đợt kiểm tra đối với hoạt động niêm yết vàng giá cao và nạn đầu cơ hoành hành hàng ngày trên thị trường.
Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rơ đối tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn Văn B́nh vào cuối tháng 8/2011 đă mau chóng ch́m vào dĩ văng.
Cho tới nay, ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công khai theo cách “minh bạch hóa” – một cụm từ mà cơ quan này vẫn thường sử dụng trong các báo cáo của ḿnh.
Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch trong cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách đơn giản, là một khi người dân nắm được t́nh h́nh cung tương đương hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế giới”.
Nhưng đă chỉ rất ít công luận dám đề cập đến những bất cập và nghịch lư trên. Một sự áp đặt vô h́nh đă phủ trùm lên những tờ báo có tính phản biện cao nhất ở Việt Nam, liên quan đến mối quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm lợi ích vàng.
Nhưng dư luận cũng là quá đủ.
Người ta c̣n ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước thực ra chỉ là một bức b́nh phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đă nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quư điều chỉnh cuộc chơi theo tŕnh tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
Trong gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đă chơi tṛ tung hứng bên nặng bên nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lư giá niêm yết vàng, không làm rơ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại muốn đóng vai tṛ đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn viên duy nhất mang tên SJC.
Trong khi đó, nạn đầu cơ vàng vẫn tái diễn công khai, thuần bản chất, với tư thế của kẻ độc quyền đầu cơ.

“Lấy dân nuôi nó”?

Đầu cơ vàng có nhiều h́nh thức và biến tướng đi kèm. Tiếp theo thành công quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ, Nguyễn Văn B́nh c̣n đưa ra một đề xuất gây chấn động: h́nh thành quỹ huy động vàng từ dân.
Vào cuối tháng 10/2011, ư tưởng này lần đầu tiên xuất hiện và đă được một vài tờ báo tung hô. Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng đó là sự cần thiết nhằm dọn dẹp nạn đầu cơ trên thị trường vàng.
Nhưng vào lúc đó, người ta vẫn chưa nhận ra nguồn gốc của đầu cơ vàng không chỉ từ các nhóm đầu cơ nhỏ, mà luôn được tổ chức và kích động bởi những con cá mập lớn hơn nhiều. SJC và một số ngân hàng có quota nhập khẩu vàng như ACB, Eximbank, Vietcombank…, đều là những địa chỉ mà nhóm đại gia ngân hàng nắm quyền chi phối và dễ dàng thao túng. Chỉ một số ít công ty và ngân hàng chủ chốt có đặc quyền kinh doanh vàng đă nắm đến khoảng 85% thị phần vàng. 15% thị phần c̣n lại được chia cho khoảng 12.000 cơ sở kinh doanh vàng tư nhân trên toàn quốc.
Tuy vậy, kẻ nào đi quá nhanh lại dễ vấp. Cái được gọi là “cơ chế làm giá” quá lộ liễu của các nhóm đầu cơ vàng đă gây phản cảm nơi dư luận và càng làm lộ rơ chân tướng của những kẻ lũng đoạn.
Điểm trùng hợp là cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2011, đầu năm 2012, làn sóng phản biện đối với nhóm lợi ích ngân hàng đă dâng lên ngày càng mạnh mẽ trong dư luận và công luận. Những tiếng nói phản biện ban đầu c̣n lẻ tẻ và chưa tạo được sức thu hút đối với quần chúng, nhưng sau đó đă chĩa dần mũi dùi trực diện vào Thống đốc Nguyễn Văn B́nh, thậm chí gián tiếp đề cập đến vai tṛ và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Người dân hoàn toàn có lư do để lo ngại rằng, chỉ với công cụ lăi suất mà nhóm lợi ích ngân hàng đă lũng đoạn gần như toàn bộ huyết mạch tín dụng quốc gia, th́ nếu đề án huy động vàng được triển khai, nó rất có thể sẽ trở thành một hoạt động lừa mị và lừa đảo mới, không những không b́nh ổn được thị trường vàng mà con khuyến khích tính đầu cơ tăng cao. Hậu quả của vấn nạn đó là không có ǵ bảo đảm cho vàng của dân sẽ được ngân hàng bảo quản và trả lại cho dân tương ứng với giá trị đầu vào của nó. Nói cách khác, nếu đă từng có nhiều khoản tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chân rết của nó làm cho biến mất chỉ bằng những động tác phù phép, th́ số phận vàng của dân có lẽ cũng không có quá nhiều khác biệt.*
Mở đầu năm 2012, một hiện tượng kỳ quặc đă xảy ra: đề án huy động vàng trong dân của Ngân hàng Nhà nuớc ít được đề cập, để sau đó gần như bị quên lăng.
V́ sao thế?
Chỉ đến gần giữa năm 2012, những thông tin nội bộ mới cho biết: nhóm lợi ích ngân hàng đă phải tạm dừng việc xây dựng và triển khai đề án huy động vàng đầy tham vọng của ḿnh, để dành thời gian đối phó với những thách thức khác.
Trong đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện từ nhóm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với cái ghế đă bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn B́nh cũng bắt đầu chao đảo…

Sự tồn tại của Nguyễn Tấn Dũng như thể đang giữa ngă ba đường, khi cả hai ngả đường rẽ về Trung Quốc và Mỹ đều đă bị án ngữ bởi những vật cản tăng tiến theo cấp số nhân.

Gió đang xoay chiều
Mùa hè oi bức cùng hơi thở nóng hổi của đợt chỉnh đốn đảng vào tháng 7/2012 đang phả vào gáy của các quan chức cao cấp. Gần một năm rưỡi sau Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi đầu năm 2011, Thủ đô Hà Nội lại một lần nữa được sưởi ấm với những biến động tin đồn xuất hiện ngày càng dày đặc.
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	thong-doc-0.jpg
Views:	11
Size:	44.6 KB
ID:	402033
Old 08-22-2012   #2
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

Một trong những tin hành lang gây chú ư nhất có lẽ là khả năng có thể phải ra đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào thời điểm giữa nhiệm kỳ, tức đầu năm 2013.
Tin đồn trên đă hiện h́nh cùng với một sự kiện nho nhỏ: Tô Linh Hương – ái nữ 24 tuổi của Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng Tô Huy Rứa – đă từ nhiệm chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex chỉ sau hai tháng chấp nhiệm. Sự kiện này xảy ra vào những ngày cuối tháng 6/2012, tức chỉ c̣n chưa đầy một tháng trước khi đợt chỉnh đốn đảng được tiến hành.
Nhưng khác với loại tin đồn hành lang vào thời gian trước Đại hội Đảng lần thứ 11, lần này cái ghế thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng có vẻ bị thách thức nghiêm trọng bất thường. Cần nhớ lại rằng chỉ mới vào thời điểm cuối năm 2011, đầu năm 2012, đây vẫn là một địa chỉ mà người khác không thể lai văng tới.
Như một quy luật, xu hướng chuyển biến nhân sự hầu như được tiếp nối ngay sau những biến động tiêu cực về kinh tế và tài chính. Vào lần này, khác hẳn với thời kỳ năm 2009 là lúc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước c̣n có thể kiểm soát được huyết quản của cơ thể kinh tế và c̣n tích lũy được một gói kích cầu 8 tỷ USD nhằm phục hồi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản, năm 2012 lại là hệ quả tất yếu của thời kỳ 2011 trượt dốc và đổ vỡ về h́nh ảnh doanh nghiệp.
Vào quư 1/2011 vừa qua, tại Hà Nội đă không hiếm lời bàn tán về khả năng Chính phủ phải cho in thêm tiền, thậm chí một phương án về đổi tiền cũng được đặt ra. Một phần ba số doanh nghiệp lâm vào t́nh thế phá sản, nhưng số c̣n lại vẫn hầu như không thể nào tiếp cận được “nguồn vốn vay giá rẻ” từ các ngân hàng. Tất cả những nghịch lư như thế đă khiến cho bộ máy được gọi là “tân chính phủ” – thành lập từ tháng 8/2011, trở nên chông chênh hơn bao giờ hết trước áp lực dư luận xă hội và sức ép chính trị từ những phe phái khác ngay trong Bộ Chính trị.
Hầu như khắp nơi trên đất nước, người ta xoáy vào một thực trạng và dằn vặt hơn là xu thế chuyên quyền của người đứng đầu Chính phủ. Điều đáng nói là trong suốt một thời gian dài, đặc biệt từ đầu năm 2011 đến nay, tính độc đoán của Nguyễn Tấn Dũng đă gần như chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích có vai tṛ độc tôn: ngân hàng.

Blog Quan Làm Báo

Không phải ngẫu nhiên mà vào đầu tháng 6/2012, cùng với làn sóng tin đồn về thay đổi nhân sự có thể diễn ra ở Hà Nội, một blog mới và hết sức ấn tượng cũng xuất hiện: Quan Làm Báo. Ngay từ “số ra” đầu tiên của blog này, người được đă nhận ra một nét khác biệt rất lớn so với nhiều blog khác. Đó là lần đầu tiên kể từ khi hiện diện tờ báo chui Người Sài G̣n vào năm 1998, rất nhiều tin tức nội bộ trong đảng và chính quyền đă được công bố bởi Quan Làm Báo. Trong đó, vai tṛ và những ảnh hưởng của thủ tướng gần như được gắn liền với hoạt động của những nhân vật được coi là cận kề như Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách về an ninh; Bầu Kiên, tức Nguyễn Đức Kiên, một nhân vật đă không c̣n giữ vẻ thầm lặng trong những lời dị nghị của giới đầu tư và tài chính Hà Nội, người đă mau chóng biến thành một “bố già” trên gương mặt đương đại quốc gia. Gắn bó đầy hữu cơ với Bầu Kiên lại là Nguyễn Văn B́nh – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người từng có thời là trợ lư đắc lực cho Nguyễn Tấn Dũng, giờ đây đang phủ sóng toàn bộ khu vực tín dụng quốc gia và siết chặt yết hầu tài chính đất nước…
Dường như cỗ xe cải cách nhân sự đang chuyển động gấp rút hơn. Những phân tích và quan trọng hơn cả là những bằng chứng chi tiết đáng ngạc nhiên được trưng ra bởi blog Quan Làm Báo về chiến dịch thao túng thanh khoản và và thâu tóm ngân hàng – diễn ra từ giữa năm 2011 đến nay, đă trở nên một mắt xích sống động nếu liên hệ với những động thái chính trị ở Hà Nội.
Câu hỏi cần đặt ra là những thông tin có tính đa diện của Quan Làm Báo hay dư luận râm ran ở Thủ đô liệu có phản ánh trung thực đời sống chính khách và hoạt động tài phiệt ở Việt Nam đương đại?
Một thực tế giản đơn mà hầu hết các giới chính yếu ở đất nước này đều nhận ra là cho dù những dị nghị của dư luận và blog Quan Làm Báo có bị coi là đồn thổi, vai tṛ cá nhân của Nguyễn Tấn Dũng cũng đă in quá đậm dấu ấn về hành vi dung túng cho các nhóm lợi ích bao cấp và ngân hàng. Bởi cho đến giờ, trong khi đang hiện diện những hậu quả ghê gớm không thể phủ nhận về t́nh h́nh đ́nh đốn của nền kinh tế, lượng doanh nghiệp phá sản và kéo theo tỷ lệ thất nghiệp có thể không thua kém ǵ con số 25% của Tây Ban Nha, t́nh cảnh phân hóa về thu nhập giàu nghèo giữa 5% có thu nhập cao nhất với 5% thu nhập thấp nhất có thể đă lên đến 60-70 lần như hiện trạng nóng bỏng ở Trung Quốc.., nhóm tài phiệt ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt chiến dịch thôn tính đối thủ của họ.
Cũng cho đến giờ, đă có thể định h́nh một phát hiện có thể xem là khủng khiếp: để tiến hành và đạt kết quả thâu tóm nhau lẫn thâu tóm doanh nghiệp nằm trong tầm ngắm của ḿnh, nhóm tài phiệt ngân hàng, với sự hỗ trợ trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước, đă chấp nhận biến nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động thành con tin của nó. Từ đầu năm 2011, bằng vào sự “vận dụng linh hoạt và uyển chuyển” Nghị quyết 11 về thắt chặt chi tiêu công và tín dụng, tiền mặt lưu thông trên hệ thống thị trường 2 (liên ngân hàng) đă được Ngân hàng Nhà nước rút mạnh về. Thiếu trầm trọng tiền mặt, thị trường 2 nhanh chóng rơi vào túng quẫn và vô h́nh trung đẩy lăi suất cho vay giữa các ngân hàng lên trên 20%, thậm chí có thời điểm gần 30%. Tương ứng, thị trường 1 (dân cư và doanh nghiệp) cũng lâm vào t́nh trạng khốn quẫn khi không được cung ứng đủ tiền để bù đắp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
T́nh h́nh trầm kha như thế kéo dài cho đến tận cuối quư 1/2012, vào lúc mà nền kinh tế đă kiệt quệ, nhưng lại hoàn toàn tương phản với h́nh ảnh những ngân hàng như Eximbank, Vietcombank, kể cả một ngân hàng nhỏ như Phương Nam và lẽ dĩ nhiên không thể thiếu ngân hàng Bản Việt của con gái Nguyễn Tấn Dũng, đă gia tăng đáng kể bản đồ bành trướng ngoài lănh địa của chúng.

Ngă rẽ nào?

Hoạt động thâu tóm của giới tài phiệt ở Việt Nam không chỉ nhằm mục đích kinh doanh và phát triển ảnh hưởng – như một hoạt động thường xuyên của thế giới tư bản tài chính. Chủ đề xă hội học cần bàn là thâu tóm đă trở thành một cái mốt của những kẻ lắm tiền nhưng vẫn cần nhiều tiền hơn, đồng thời chuyển hóa tiền thành một thứ quyền lực cụ thể. Trong lịch sử cách đây không quá lâu, người đời đă kết luận được nhiều bài học tiền – quyền như thế từ các tập đoàn mafia ở nước Nga hậu Liên Xô – cái nôi sản sinh ra tầng lớp mafia người Việt đầu tiên.
Rất có thể, chính sách lấn sân không chỉ về tài chính mà cả sang lănh địa chính trị của Nguyễn Tấn Dũng và nhóm tài phiệt ngân hàng đă trở nên chủ quan và hănh tiến đến mức khiến cho chính ông và những tập đoàn của ông phải nhận lấy quá nhiều phản ứng quyết liệt như ngày hôm nay. Lần đầu tiên kể từ lúc tại vị thủ tướng, sân sau của Nguyễn Tấn Dũng đang trở thành nơi hỗn chiến giữa các niềm đam mê. Khác hẳn với nửa cuối năm ngoái, giờ đây vị trí của Thủ tướng trong Bộ Chính trị gần như là một sự tách rời giữa chính quyền với đảng.
Không có sự đồng nhất, cũng không c̣n được đồng thuận bởi phần lớn nhân vật trong Bộ Chính trị, Nguyễn Tấn Dũng dường như đang tự cô lập ḿnh. Ở một chiều kích ngược lại, sự xích lại gần nhau của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đă kéo theo một số nhân vật khác – vốn trước đây theo quan điểm “chiết trung”.
Hăy trở lại với Quan Làm Báo. Dù chỉ là một trong vô số blog và c̣n sinh sau đẻ muộn, nhưng rất có thể đây chính là một tín hiệu chính trị. Cả việc từ nhiệm của người con gái của ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa hay việc điều chuyển con trai của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng thế – cũng có thể coi là những tín hiệu bất thường cho đợt chỉnh đốn đảng mà xu thế gần như tất yếu là tái sắp xếp về nhân sự. Những sự việc này lại diễn ra chỉ sau ít ngày nổi lên scandal Dương Chí Dũng, người đă được Thủ tướng kư quyết định bổ nhiệm và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng – một người thân tín của Thủ tướng – bao che, khi Dũng bỏ trốn trước sự bất lực của toàn bộ ngành công an Việt Nam…
Điểm trùng hợp là cũng đă diễn ra một cuộc “chạy trốn” của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn B́nh tại phiên họp thứ ba Quốc hội khóa XIII vào tháng 6/2012. Trong khi tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội nhất trí cao về Luật Biển với chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa – một ư tưởng không in đậm dấu ấn đề xuất của cá nhân Thủ tướng, th́ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đă “thu xếp” để Nguyễn Văn B́nh không phải trả lời bất cứ một câu hỏi chất vấn trực tiếp nào về những khuất tất trong hệ thống ngân hàng.
Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng cũng có vẻ thưa thớt hơn. Tiếng nói của ông, một thời có sức nặng trong Bộ Chính trị, giờ đây lại trở nên xao xuyến hơn bởi thói quen nói vo.
Dường như sự tương phản trong một nhân vật – có thể được coi là có ngoại h́nh “chính khách” nhất trong Bộ Chính trị Việt Nam – với tật nói vo thiếu tư duy đang biểu hiện rơ hơn.
Nếu ai đó dị đoan đôi chút vào mối liên hệ giữa sự thay đổi của giọng với số phận của con người, th́ hàng loạt hệ lụy có thể xảy đến với Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự của ông trong những tháng tới. Hàng loạt nước cờ gai góc mà ông đang phải buốt đầu tính toán, trước khi nghĩ đến vai tṛ tổng thống đất nước của ḿnh trong tương lai. Chẳng hạn là sự an toàn theo đúng nghĩa đen đối với Nguyễn Thanh Phượng – con gái ông ở Ngân hàng Bản Việt; cũng như thân phận của Nguyễn Thanh Nghị – con trai của ông ở Bộ Xây dựng – làm sao có thể thoát được câu chuyện “hồi tố” như số phận con trai Nông Đức Mạnh; hoặc khả năng tồn tại mà không bị lật đổ hay bị tiêu diệt của nhóm tài phiệt ngân hàng, trong khi vẫn phải tiếp tục duy tŕ mục tiêu thâu tóm và bành trướng, đồng thời ngay trước mắt phải giải phóng khối hàng tồn kho khổng lồ về vốn và bất động sản…
Nhưng quan yếu hơn cả là vấn đề của bản thân Nguyễn Tấn Dũng. Nói một cách bóng gió, sự tồn tại của ông như thể đang giữa ngă ba đường, khi cả hai ngả đường rẽ về Trung Quốc và Mỹ đều đă bị án ngữ bởi những vật cản tăng tiến theo cấp số nhân.
Chẳng lẽ người từng xưng là “công bộc” chỉ c̣n cách quay trở về với nhân dân?
*
Từ tháng 5/2012, báo chí bắt đầu đề cập đến “cái chết” của ngân hàng. Đời sống ăn uống đă cho thấy tất cả những ǵ bội thực đều không tốt.
Thâu tóm và thôn tính là những triết lư ăn ngủ của các đại gia thời đại. Không chỉ các ngân hàng nhỏ lẻ, đối tượng thâu tóm của nhóm đại gia ngân hàng c̣n là những doanh nghiệp và dự án bất động sản khổng lồ.
Ở Việt Nam, hơn ai hết, ngân hàng mới là kẻ sở hữu tài sản bất động sản nhiều nhất. Quá tŕnh tích tụ tư bản vừa chính thống vừa thầm kín, vừa mang danh nghĩa “tái cấu trúc” nhưng cũng lại đầy đặn tính man dă của nó, đă được xúc tiến một cách gần như trọn vẹn, tính đến cuối quư 1/2012.
Vào thời điểm đó, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đă phải quỵ ngă trước đ̣i hỏi siết nợ ráo riết của khối ngân hàng. Đó cũng là thời điểm mà bất chợt xuất hiện những thông tin công khai về kết quả thâu tóm dự án bất động sản như một tṛ chơi M&A đầy trí tuệ.
“Tṛ chơi trí tuệ”
Trên thị trường bất động sản, khi nh́n lại và suy ngẫm, người ta mới nhận ra việc mua bán và sáp nhập dự án không phải chỉ mới khởi đầu vào năm suy thoái 2011, mà câu chuyện này đă bắt nguồn từ thời khủng hoảng 2008. Mang tiếng là M&A như một từ ngữ thời thượng bóng bẩy, nhưng về thực chất chỉ là động cơ thâu tóm trong một thế giới chỉ có cá lớn và cá bé.
Theo những thông tin và phân tích của giới chuyên gia và báo chí trong nước, chỉ đến khi thị trường bất động sản chợt rộ lên thông tin về kết quả của hàng loạt vụ mua lại khách sạn, khu du lịch, th́ điều chỉ được phỏng đoán vào năm 2011 lại được hiện thực hóa vào năm 2012: không phải ai khác, mà là chính các đại gia Việt Nam đă tiến hành những vụ thâu tóm từ Hà Nội đến Đà Nẵng và vào tận một số tỉnh phía Nam như TP.HCM, B́nh Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Rất có thể câu chuyện M&A đă diễn tiến theo logic: bắt đầu từ dự án đất nền, và tiếp nối bằng dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Không khí ṭ ṃ càng lúc càng trở nên kích động: liệu câu chuyện này đă có phần kết của nó hay chưa? Liệu trường hợp những doanh nghiệp bất động sản phải gán nợ hoặc bị siết nợ, hoặc bắt buộc phải chuyển nhượng lại dự án “máu thịt” của ḿnh với giá bằng phân nửa mức mong ước đă phải là nạn nhân cuối cùng?
Có lẽ rất ít người biết được kết quả cuối cùng của nó. Bởi với những thương vụ có giá trị rất lớn như khách sạn Hilton Opera ở Hà Nội mà tin tức cũng chỉ được hé lộ vào phút chót, th́ có thể rút ra một kết luận tạm thời là M&A bất động sản quả là một dạng hoạt động đậm đặc chất t́nh báo.
Khi năm 2011 đă trôi qua với đầy đủ khí sắc thê lương của nó, giới phân tích mới chợt nhận ra là giá trị M&A bất động sản của năm đó đă gấp gần 3 lần năm 2008. Hàng loạt dự án lâm vào t́nh trạng khó khăn về vốn, giải ngân và tiêu thụ cũng là cơ hội cho hoạt động thâu tóm đến từ các chủ doanh nghiệp khác. Khó khăn càng nhiều th́ cơ hội càng lớn, lợi nhuận tiềm năng càng hấp dẫn. Đó cũng là một thứ “quy luật của muôn đời” mà tất cả các loại cá lớn cá bé đều nằm ḷng.
Hanna_is_offline  
Old 08-22-2012   #3
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

Bội thực!

Các nhà phản biện đă từng phải kêu lên: “Chưa bao giờ các nhóm lợi ích ở Việt Nam lại hùng mạnh như hiện nay!”. Tỷ lệ gần 90% vụ M&A bất động sản thuộc về chân đứng doanh nghiệp trong nước cũng phần nào chứng minh cho nhận định ấy.
Trong số 25 thương vụ M&A bất động sản được thống kê trong năm 2011, chỉ có 3 vụ việc có liên quan đến quốc tịch nước ngoài. Lư giải về tỷ lệ ngoại/nội quá chênh lệch như thế, có ư kiến cho rằng theo “truyền thống”, các nhà đầu tư nước ngoài, v́ một số lư do tế nhị nào đó, vẫn thường nhờ người trong nước đứng tên.
Tuy thế, lại đă xuất hiện hàng loạt thông tin về tiềm lực quá mạnh mẽ của nhà đầu tư trong nước trong thời gian gần đây. Minh chứng hùng hồn cho thông tin này là sự xuất đầu lộ diện của những tên tuổi, cả cũ lẫn hoàn toàn mới. Có những tên tuổi đă được nhà đầu tư và dư luận quá quen thuộc trên sàn chứng khoán và trong danh sách Top 10 hay Top 20 nhân vật giàu nhất Việt Nam. Nhưng cũng lại có những nhân vật khác, kín tiếng hơn rất nhiều và hầu như không muốn lộ mặt, song theo dư luận th́ những nhân vật này hoàn toàn có đủ tiền để mua cả một ngân hàng loại nhỏ – tức mức giá từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng là “không thành vấn đề”!*
Không cần và thậm chí c̣n phủ đầu cả khối ngoại, các nhóm tài phiệt trong nước đang trở thành tác nhân chính tạo nên chiến dịch thâu tóm, sáp nhập, tiến công vào những thành tŕ tưởng như bất khả xâm phạm. Vụ việc thâu tóm Sacombank vào những tháng đầu năm 2012 là một minh họa điển h́nh. Trong suốt năm 2011, cổ phiếu STB đă được âm thầm mua ṛng, để cuối cùng thương vụ thâu tóm kết thúc như trong một bộ phim về Phố Wall của Hollywood.
Đầu tháng 3/2012, lần đầu tiên đă xuất hiện một thông tin mơ hồ về một đại gia ngân hàng nào đó đang lập kế hoạch sẽ mua lại 700 căn hộ ở các dự án thuộc quận 2, quận 8, huyện Nhà Bè ở TP.HCM… Tuy thông tin này vẫn c̣n khá “mơ màng”, nhưng ráp mối với những lời đồn đoán từ năm 2011, cũng như biểu hiện cụ thể nhất của vụ việc Eximbank thâu tóm Sacombank, người ta có thể tạm rút ra một kết luận: không phải ai khác hơn, mà chính ngân hàng mới là nhóm lợi ích hùng mạnh nhất, đang “gom hàng giá rẻ” từ những chủ doanh nghiệp bất động sản thất cơ lỡ vận.
Không chỉ ung dung hưởng lợi trên sự đau khổ của các doanh nghiệp khác, ngân hàng c̣n là một ông chủ của nhiều khoản vay nợ to lớn về bất động sản. Qua các đợt “đáo hạn”, mà thực chất là đảo nợ vào giữa năm, cuối quư 3 và quư 4/2011, cũng như cuối quư 1 và quư 2/2012, ngân hàng càng ph́nh to các dự án được gán nợ, bị siết nợ, càng chồng chất lượng tồn ứ căn hộ trung – cao cấp chuyển từ doanh nghiệp bất động sản về dưới quyền định đoạt của ngân hàng.

Một bi kịch mới

Nhưng cũng như t́nh trạng tồn đọng tiền mặt mà không cho vay được, số hàng bất động sản tồn ứ cũng khiến cho một số ngân hàng trở nên “đuối sức”. Không phải ngẫu nhiên mà vào tháng 4/2012, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, một quan chức của Bộ Xây dựng là Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam lại nói huỵch toẹt là cơ chế Nhà nước mua lại nhà chung cư từ quư 3 năm nay là để cứu ngân hàng chứ không phải chỉ riêng ǵ bất động sản.
Siết nợ mà không bán được th́ cũng chẳng có ư nghĩa ǵ. Điều được gọi là “hậu sự” của ngân hàng cũng v́ thế đă bắt đầu một cách chua chát không kém ǵ đối với những con nợ quá khứ của nó.
Bi kịch của những con nợ doanh nghiệp lại đă ứng vào chính chủ nợ của nó. Sau hàng loạt động thái cấp tập hạ lăi suất, không chỉ khối doanh nghiệp, cả thị trường bất động sản cũng không hề tạo ra một tín hiệu tích cực nào.
Đến lúc này, như một đồng thanh tương ứng, những món nợ lại như từ trên trời rơi xuống.
Theo những thông tin và phân tích của giới chuyên gia và báo chí trong nước, chỉ đến cuối quư 2/2012, những con số có tính xác thực nhất về nợ và nợ xấu bất động sản mới được công bố. Một báo cáo “bất ngờ” của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đă cung cấp cho giới đầu tư và đặc biệt là người dân một cái nh́n toàn diện hơn nhiều về thực trạng này.
Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng. Theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con số đă được các ngân hàng công bố trước đây, tức con số trước đây chỉ vào khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ đồng. Bộ Xây dựng và Ngân hàng nhà nước chính là hai địa chỉ đă phát ra con số ước đoán c̣n lâu mới trọn vẹn ấy.
Cũng theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là trong suốt một thời gian khá dài từ tháng 6/2011 – thời điểm lần đầu tiên diễn ra biến động trong hệ thống ngân hàng về t́nh trạng nợ xấu, khi khối ngân hàng buộc phải kéo giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 22% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, cho đến gần đây hầu hết các ngân hàng vẫn cố ém nhẹm con số dư nợ cho vay thực tế và kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu mà đă trở nên nguy hiểm đối với họ.

Những kẻ tuẫn nạn tiếp theo

Không quá trái ngược với những đồn đoán của dư luận giới đầu tư, Ngân hàng BIDV đă trở thành “quán quân” về dư nợ cho vay xây dựng – hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là Ngân hàng Vietinbank – 41.000 tỷ đồng đối với bất động sản và xây dựng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay bất động sản và xây dựng chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách “Top 10”.
Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á – 26%. C̣n SHB cũng có tỷ lệ cho vay xây dựng và bất động sản chiếm đến 18% tổng dư nợ cho vay.
Rơ ràng, những tỷ lệ trên không thể được coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thường tuyên bố – tỷ lệ an toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Rải rác trong những công bố và báo cáo trước đây, ngoại trừ Ngân hàng Agribank thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trên 6%, c̣n các ngân hàng khác đều không chấp nhận thực tại như những ǵ đă xảy ra.
Tuy vậy, thời gian gần đây lại xuất hiện một ước đoán từ giới chuyên gia ngân hàng. Theo đó, có khả năng đến 50% nợ bất động sản và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó đ̣i. Cũng có nghĩa là một nửa trong số nợ bất động sản có khả năng không cánh mà bay.
Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực bất động sản và xây dựng của 10 ngân hàng có số dư nợ lớn nhất được thống kê là 147 ngh́n tỷ, bằng khoảng 73% dư nợ bất động sản được các ngân hàng báo cáo cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ này chiếm 42%.
Như vậy, nếu tính đúng và đủ trên cơ sở con số 348.000 tỳ đồng dư nợ bất động sản mà Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố, khoản dư nợ bất động sản của 10 ngân hàng trên phải là 254.000 tỷ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỷ đồng theo báo cáo của ngân hàng.
Có một chi tiết trùng hợp khá ngẫu nhiên nhưng lại rất đáng so sánh: con số 254.000 tỷ đồng trên lại đúng bằng con số dư nợ cho vay bất động sản mà một vài quan chức, trong một vài thông tin không chính thức, công bố vào thời điểm cuối năm 2011. Sự trùng hợp này cho thấy nhiều khả năng vẫn c̣n khoảng 1/3 số dư nợ không có địa chỉ rơ ràng.

Món nợ của ông vua béo

Vào cuối tháng 5/2012, lần thứ hai kể từ khi nhậm chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn B́nh đă công bố tỷ lệ nợ xấu. Lúc này, điều đáng ngạc nhiên đối với các đại biểu Quốc hội là tỷ lệ nợ xấu đă lên đến 10% chẵn, so với tỷ lệ chỉ có 3,4% mà ông B́nh công bố cũng trước Quốc hội vào tháng 11/2011. Như vậy chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đă tăng gấp ba lần. Chỉ có điều trong suốt thời gian đó, Ngân hàng nhà nước đă không một lần thông tin về diễn biến “tăng trưởng” đáng kinh ngạc như thế.
Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu giữa các cơ quan, cũng như hiện trạng quá thiếu minh bạch trong thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng như trên, đang khiến cho dư luận thật sự hoài nghi về việc 10% liệu đă phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, báo chí cũng không ngớt nhắc lại một đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là Fitch Ratings. Từ tháng 6/2011, khi Ngân hàng Nhà nước chỉ thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vào khoảng 3,2%, Fitch đă công bố tỷ lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của các cơ quan hữu trách Việt Nam. C̣n giờ đây, với tỷ lệ nợ xấu 10% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, chẳng lẽ tỷ lệ nợ xấu thực tế c̣n cao hơn nhiều?
50%, tức khoảng 125.000 tỷ đồng, có khả năng “biến mất” từ con số dư nợ cho vay bất động sản, có thể chiếm đến 36% con số dư nợ 348.000 tỷ đồng do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố điều chỉnh.
Và nếu chiếu theo con số thực này cũng như khả năng không thể thu hồi 50% số nợ, tỷ lệ nợ xấu thực tế đối với bất động sản sẽ gấp 3,6 lần so với số liệu 10% mà Thống đốc Nguyễn Văn B́nh báo cáo trước Quốc hội vào tháng 5/2012, tức lên đến 36%!
Triết lư “ông vua béo với anh hành khất gầy chỉ là hai món ăn trên cùng một bàn tiệc” của Hamlet trong bi kịch Shakespeare cũng đang ứng với một bi kịch nhân quả thời đương đại.
Từ tháng 5/2012, báo chí bắt đầu đề cập đến “cái chết” của ngân hàng.

PVD blog
Hanna_is_offline  
Old 08-22-2012   #4
ez4me
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
ez4me's Avatar
 
Join Date: Feb 2008
Posts: 12,100
Thanks: 2,796
Thanked 3,499 Times in 1,840 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 583 Post(s)
Rep Power: 31
ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7
ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7ez4me Reputation Uy Tín Level 7
Default

Ối zời, sao mà dài thế
ez4me_is_offline  
Old 08-22-2012   #5
chu9chin
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
chu9chin's Avatar
 
Join Date: Nov 2011
Posts: 8,938
Thanks: 1,073
Thanked 350 Times in 241 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 41 Post(s)
Rep Power: 22
chu9chin Reputation Uy Tín Level 6
chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6chu9chin Reputation Uy Tín Level 6
Default

Quote:
Originally Posted by ez4me View Post
Ối zời, sao mà dài thế

.....Đây là sở trường của con Cẩu nô Hanna ...
chu9chin_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10884 seconds with 12 queries