(NLĐO) – Theo Reuters, Anh không có nhiều lựa chọn trong việc giải quyết vụ ông chủ WikiLeaks và cách đơn giản nhất là… kiên nhẫn ngồi chờ!
Tính đến nay, ông Julian Assange đă ẩn náu trong đại sứ quán Ecuador tại London hơn 2 tháng. Việc Anh gửi thư đe dọa đột kích đại sứ quán để bắt người sáng lập WikiLeaks rơ ràng không phải là quyết định khôn ngoan trong khi các nước Nam Mỹ đều lên tiếng ủng hộ quyết định cho Assange tị nạn của Ecuador.
Giới quan sát loại trừ khả năng Anh sẽ xông vào đại sứ quán Ecuador như đe dọa v́ như thế sẽ tổn hại nghiêm trọng h́nh ảnh của Anh trên thế giới. Cựu đại sứ Anh tại Libya Oliver Miles nói: “So với việc bố ráp sứ quán, khả năng đóng băng quan hệ ngoại giao với Ecuador có vẻ thực tế hơn. Nhưng Anh sẽ không làm vậy mà tiếp tục theo đuổi giải pháp ngoại giao”.
Ông Assange phát biểu từ ban công đại sứ quán Ecuador tại London ngày 19-8. Ảnh: Reuters
“Tôi không nghĩ Assange hứng thú với chuyện sống trong đại sứ quán Ecuador nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Do đó, tất cả những ǵ Anh cần làm là chơi tṛ chờ đợi” – ông Francisco Panizza, nhà nghiên cứu Mỹ Latin tại trường Kinh tế London, phân tích.
Thời gian chờ đợi càng dài, những người ủng hộ Assange, gồm nhiều nhà báo và người nổi tiếng, sẽ càng rơi rụng. Đó là chưa kể ông Assange chưa chắc cùng chí hướng với chính phủ Ecuador vốn đang bị chỉ trích v́ các nỗ lực cải cách tự do báo chí. Ủy ban Bảo vệ nhà báo của Mỹ đánh giá nỗ lực trên là “thuộc loại tệ nhất ở châu Mỹ”.
Ông Craig Barker, giáo sư luật của Đại học Sussex, nói: “Chính phủ Anh cứ để Assange ở trong đại sứ quán Ecuador bao lâu tùy thích. Đến khi ông ta phát chán, báo chí phát chán và cả người Ecuador cũng phát chán là được. Assange không phải là kiểu người chịu ngồi yên. Ông ta sẽ t́m cách khuấy động để tiếp tục được truyền thông chú ư và người Ecuador sẽ bắt đầu băn khoăn họ được ǵ từ những chuyện này”.
Nếu không muốn nhàn tản ngồi đợi, Anh vẫn c̣n một cửa khác: bảo đảm với Assange rằng ông sẽ không bị dẫn độ từ Thụy Điển đến Mỹ. Theo luật pháp quốc tế, muốn dẫn độ Assange từ Thụy Điển đến một nước thứ ba phải được sự chấp thuận của Anh.
Thế nhưng, giải pháp này cũng có vấn đề. “Làm vậy tức là Anh đưa ra lời bảo đảm mà không biết chính xác lần dẫn độ sau đ̣i hỏi những ǵ, bao gồm các bằng chứng và cáo buộc ra sao” – Giáo sư Dapo Akande về luật quốc tế của Đại học Oxford giải thích.
Bằng Vy (Theo Reuters)
NLD