(GDVN) - Sự thất bại trong việc đưa ra bản Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) vừa qua đă tạo ra lợi thế lớn cho Trung Quốc để “thống trị” các tranh chấp song phương với các nước láng giềng nhỏ hơn trong khối ASEAN
Indonesia đang đàm phán với Trung Quốc về việc hợp tác sản xuất tên lửa chống hạm C-705 và đó được coi như một nỗ lực của Jakarta để trở nên độc lập hơn trong sản xuất vũ khí. Quan hệ quốc pḥng Indonesia – Trung Quốc được thặt chặt trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang trở nên căng thẳng giữa Trung Quốc với ASEAN.
Ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc tiếp Đại sứ Indonesia Imron Cotan tại Bắc Kinh tháng 1/2012
Kế hoạch hợp tác sản xuất tên lửa được đề cập lần đầu tiên trong tháng 7 và nó được bàn bạc tiếp trong chuyến công du Indonesia của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ hồi tuần trước. Bộ Quốc pḥng Indonesia đă xác nhận hai bên sẽ kư hợp đồng sản xuất tên lửa vào tháng 3 năm tới, 2013.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Michael Tene cho biết, dự án hợp tác sản xuất tên lửa Trung Quốc – Indonesia là một phần của mục tiêu lớn hơn nhằm mở rộng khả năng quân sự của Jakarta.
“Indonesia đang phát triển quan hệ chặt chẽ với tất cả các nước bạn bè nhằm nâng cao năng lực quốc pḥng, không chỉ thông qua các hoạt động mua sắm vũ khí mà Indonesia c̣n tập trung vào lĩnh vực hợp tác sản xuất vũ khí để phát triển nền công nghiệp quốc pḥng. Và tất nhiên, với Trung Quốc chúng tôi cũng có một phạm vi hợp tác nhất định”.
Sau những nỗ lực không mệt mỏi nhằm hàn gắn ASEAN của Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc lập tức công du Jakarta để thắt chặt quan hệ hơn nữa với Indonesia
Kế hoạch hợp tác sản xuất tên lửa giữa Bắc Kinh với Jakarta được triển khai đúng lúc căng thẳng bùng phát trên Biển Đông và xuất hiện sự rạn nứt trong khối ASEAN. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng trước đă không ra được tuyên bố chung v́ bất đồng đối với vấn đề Biển Đông.
Giới phân tích Hàn Quốc nói rằng, sự thất bại trong việc đưa ra bản Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) vừa qua đă tạo ra lợi thế lớn cho Trung Quốc để “thống trị” các tranh chấp song phương với các nước láng giềng nhỏ hơn trong khối ASEAN.
Yohanes Sulaiman, một nhà phân tích thuộc đại học Quốc pḥng Indonesia cho hay nước này đang thúc đẩy các thỏa thuận tốt nhất có thể được (với Trung Quốc – PV), và vẫn c̣n thận trọng dựa vào Hoa Kỳ trong lĩnh vực “hệ thống phần cứng” sức mạnh quân sự của ḿnh.
“Nếu mọi thứ đang xấu đi, Mỹ chỉ cần đặt một lệnh cấm vận quân sự đối với Indonesia là chúng tôi mất đi đ̣n bẩy của ḿnh. Đó là lư do tại sao quân đội Indonesia đang cố gắng để mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc pḥng, đặc biệt là với Trung Quốc với vai tṛ như một nhà cung cấp vũ khí”, ông Yohanes nói.
Hoa Kỳ đă từng áp đặt một lệnh cấm vận quân sự kéo dài 6 năm đối với Indonesia từ năm 1999 v́ những vấn đề liên quan tới nhân quyền.
Giáo sư Mely Caballero Anthony
Một học giả khác, Mely Caballero Anthony, Giáo sư quan hệ quốc tế thuộc trung tâm Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam của Singapore nhận định về vai tṛ của Indonesia.
Theo bà, Indonesia đă luôn hành động như một nhà lănh đạo trung lập trong ASEAN như đă từng đảm nhiệm vai tṛ trung gian ḥa giải vụ xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Học giả này nhận định, Indonesia không lo ngại việc phát triển quan hệ với Trung Quốc sẽ làm suy yếu mối quan hệ của Jakarta với các nước ASEAN.
"Indonesia, giống như bất kỳ thành viên ASEAN khác, không muốn bất kỳ sự cạnh tranh quyền lực lớn nào xảy ra và leo thang trong khu vực", bà nói, "nhiều nước thành viên ASEAN muốn có một chính sách đối ngoại tự do mà không phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay Hoa Kỳ."
Trong khi Indonesia nuôi dưỡng mối quan hệ với tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông, Mỹ tuần này đă cảnh báo, Washington chống lại nỗ lực để "chia để trị” 'trong vấn giải quyết tranh chấp lănh hải trên Biển Đông. Mỹ tái khẳng định sự hỗ trợ của ḿnh cho một giải pháp đàm phán đa phương giải quyết tranh chấp lănh hải tại Biển Đông – một trong các tuyến đường thương mại trọng yếu toàn cầu.
Gần đây Mỹ liên tục lên tiếng phản đối trực diện những động thái gây hấn và quan điểm phi lư của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ảnh: Quyền Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng về vấn đề Biển Đông
Cũng không có ǵ khó hiểu đối với động thái t́m cách thắt chặt quan hệ quốc pḥng với Indonesia của Trung Quốc v́ Jakarta là thành viên tích cực nhất trong việc hàn gắn rạn nứt nội khối ASEAN - hậu quả chính sách "chia để trị" của Bắc Kinh sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh vừa qua.
Trước đó, Bắc Kinh đă dùng đô la để lobby mạnh mẽ đối với Campuchia - Chủ tịch luân phiên ASEAN, tiến hành ngoại giao con thoi sang Thái Lan, nước giữ vai tṛ Điều phối viên Trung Quốc - ASEAN trong thời gian tới. Và Indonesia lại là thành viên tích cực nhất, có tiếng nói quan trọng nhất trong các công việc nội khối, chính Jakarta đă đưa ra 6 điểm về vấn đề Biển Đông hậu Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.
Hồng Thủy
theo báo Giáo Dục Việt Nam