Cùng hành vi nhận tội thay cho người khác, ṭa này xử tội Che giấu tội phạm, ṭa kia xác định là Khai báo gian dối, có nơi lại không kết án.
Do có mâu thuẫn từ trước, sáng 25/2, ông Minh tới quán cà phê của chị gái gây sự rồi đập phá bàn ghế. Chiều cùng ngày, Hồ Tấn Hoàng về nhà biết chuyện đă nhờ mẹ gọi điện thoại cho người này tới nói chuyện, đồng thời thủ sẵn một con dao với ư định sẽ hù dọa ông cậu.
Khi người cậu tới, Hoàng dùng tuưp sắt trong quán của mẹ đập vào xe máy của cậu. Bị đánh lại, Hoàng dùng dao đâm liên tiếp ba nhát khiến nạn nhân tử vong.
Sau khi sự việc xảy ra, thương con, mẹ của Hoàng đă “đầu thú”, tự nhận là người gây ra án mạng bằng hai nhát dao. Tuy nhiên, lời khai này lại không khớp với kết quả khám nghiệm tử thi cùng các chứng cứ khác. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an đă nhanh chóng phát hiện ra hung thủ đích thực là Hoàng.
Sau đó Hoàng bị bắt, khởi tố, truy tố về tội Giết người. Ngày 31/7, TAND Đà Nẵng phạt Hoàng 6 năm 6 tháng tù. Với mẹ của Hoàng, kết luận điều tra và cáo trạng đều ghi rơ hành vi nhận tội thay cho con của bà này có dấu hiệu phạm tội che giấu tội phạm nhưng xuất phát từ t́nh thương con nên không xử lư h́nh sự. Tại phiên ṭa, đại diện VKS cũng cho rằng hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội Che giấu tội phạm nhưng cơ quan tố tụng xem xét miễn trách nhiệm h́nh sự với lư do như đă nói.
Năm 2009 tại Đăk Lăk cũng xảy ra việc nhận tội thay.
Thông lái xe ôtô lấn trái gây tai nạn khiến hai nạn nhân bị thương tích nặng. Thông về kể cho Dũng biết sự việc và cả hai thống nhất để Dũng nhận tội thay. Dũng ra “đầu thú”, bị Công an thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) khởi tố về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Về sau, Dũng viết đơn tố giác, khai ra chuyện nhận tội thay. Cuối năm 2009, Dũng được đ́nh chỉ điều tra về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng lại bị khởi tố về tội Khai báo gian dối. Ít lâu sau, VKS TP Buôn Ma Thuột đă miễn trách nhiệm h́nh sự cho Dũng v́ cho rằng trong quá tŕnh điều tra, Dũng thành khẩn khai báo, tố giác hành vi phạm tội của Thông giúp cơ quan điều tra phát hiện, điều tra chính xác người gây tai nạn.
Ở một vụ nhận tội thay tương tự, các cơ quan tố tụng lại có quan điểm khác về tội danh.
Ngày 2/9/2001, tại quận Thủ Đức (TP HCM), Nguyễn Thanh Phong chạy xe máy chở Trần Thanh Hùng, do chạy ẩu đă đụng phải một người đi đường khiến nạn nhân tử vong. Do Phong không có giấy phép lái xe nên Phong và Hùng đă thống nhất để Hùng đứng ra nhận tội thay nhằm nhẹ án.
V́ lời khai nhận tội của Hùng không khớp với các chứng cứ khác nên vụ án đă liên tục bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Hơn hai năm sau, qua quá tŕnh xét hỏi kèm các chứng cứ thu thập được, Phong phải thừa nhận lái xe gây ra tai nạn chết người. Sau đó, TAND quận Thủ Đức đă phạt Phong 3 năm tù về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Hùng một năm tù treo về tội Khai báo gian dối.
Ở Gia Lai có người nhận tội thay đă thoát án tù do thủ phạm được đổi tội danh.
Ngày 5/6/2009, Tiêu Duy Dũng cùng bạn bè đi nhậu rồi xảy ra ẩu đả. Trong lúc đánh nhau, Dũng đă đâm một người chết. Sau khi gây án, Dũng gọi cho bạn là Nguyễn Anh Duy đề nghị nhận tội thay. Đồng t́nh, Duy ra “đầu thú” nhận là thủ phạm.
Cơ quan điều tra xác định Dũng gây án nên khởi tố anh này về tội Giết người, Duy về tội Che giấu tội phạm. Tuy nhiên, sau đó khi xét xử, TAND tỉnh Gia Lai đă kết luận Dũng chỉ phạm tội Cố ư gây thương tích và phạt 10 năm tù. Riêng với Duy, ṭa tuyên Duy không phạm tội Che giấu tội phạm bởi Điều 313 BLHS không quy định hành vi che giấu tội cố ư gây thương tích là tội phạm
Thẩm phán Phạm Công Hùng (Ṭa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM) phân tích, cả hai tội Che giấu tội phạm (Điều 313 BLHS) và Khai báo gian dối (Điều 307 BLHS) đều có xuất phát điểm là khai báo sai sự thật nhằm che đậy sự thực khách quan và làm lệch hướng điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tố tụng.
Tuy nhiên, đối với tội Che giấu tội phạm phải có sự tác động làm thay đổi chứng cứ, xóa vết tích vụ án và có tác động giúp thủ phạm lẩn trốn. Trong khi đó, hành vi nhận tội thay là nhận hẳn trách nhiệm về ḿnh, cũng có tính chất đánh lạc hướng và làm khó cơ quan điều tra nhưng nếu không có sự tác động làm thay đổi vết tích vụ án, giúp thủ phạm lẩn trốn th́ không thể phạm tội che giấu tội phạm. Do vậy, xử lư hành vi này về tội Khai báo gian dối sẽ đúng hơn.
Hai luật sư Hoàng Cao Sang và luật sư Nguyễn Tấn Thanh (cùng Đoàn Luật sư TP HCM) lại có quan điểm ngược lại. Luật sư Sang nhận định, xét về lư luận, hành vi nhận tội thay th́ phạm tội Che giấu tội phạm mới hợp lư. Bởi lẽ tội Khai báo gian dối chỉ áp dụng với các đối tượng là nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được triệu tập lấy lời khai nhưng lại khai báo không đúng những ǵ ḿnh biết. Tội này không nhất thiết phải biết người phạm tội là ai mà chỉ cần khai báo không đúng những ǵ ḿnh biết trong vụ án.
C̣n hành vi nhận tội thay nhất thiết phải biết thủ phạm nhưng v́ lư do nào đó mà đă không khai báo ra thủ phạm, đồng thời tác động che giấu đi tội phạm. Theo luật sư, hành vi nhận tội thay đă góp phần che giấu, giúp thủ phạm không bị phát hiện khiến cơ quan tố tụng lạc hướng, tạo điều kiện cho thủ phạm lẩn trốn…
Cản trở phát hiện tội phạm
Việc nhận tội thay cho hung thủ đă đánh lạc hướng điều tra, tạo điều kiện về thời gian và cơ hội (v́ không có người theo dơi hay nghi ngờ) để thủ phạm lẩn trốn. Hành vi này cản trở việc phát hiện tội phạm và bao che người phạm tội. Như vậy là phạm tội Che giấu tội phạm.
Một thẩm phán TAND Đà Nẵng
Chưa hẳn đă giúp thủ phạm lẩn trốn
Hành vi nhận tội thay là sự lấp liếm, che đậy sự thật nhưng không thể nói sự lấp liếm này đă xóa vết tích của vụ án. Vụ án vẫn c̣n đó, tang vật không hề có sự dịch chuyển, cũng không thể nói việc che đậy sự thật bằng cách nhận tội thay này giúp thủ phạm lẩn trốn.
Thẩm phán Phạm Công Hùng
Phải có tư cách nhất định
Theo Điều 307 BLHS, chỉ xử lư về tội Khai báo gian dối khi người khai gian có những tư cách tố tụng nhất định: Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng. Nếu không có các tư cách tố tụng này không xử lư về tội Khai báo gian dối được.
Luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn Luật sư TP HCM
|
Pháp luật TP HCM