- Chiến thuật “biển người trên biển” mà Bắc Kinh đă thử nghiệm hiệu quả tại Scarborough nay đang được âm thầm triển khai mở rộng ra toàn bộ khu vực biển Đông
Sự kiện 8994 chiếc tàu cá của đảo Hải Nam, Trung Quốc đổ ra biển Đông sau khi kết thúc cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá” trên biển Đông hết sức phi lư, phi pháp của Bắc Kinh vào lúc 12h ngày 1/8 đă khiến công luận đặc biệt quan tâm.
Một tốp trong số 8994 tàu cá Hải Nam, Trung Quốc ồ ạt đổ ra biển Đông sau trưa 1/8
Hăng thông tấn Hàn Quốc
Yonhap News gọi động thái này của Trung Quốc thực tế là chiến thuật “biển người trên biển” với ư đồ quá rơ – tăng cường hoạt động trên thực địa.
Hầu hết các tờ báo lớn ở châu Á đều khẳng định, động thái phái gần 9000 tàu cá ra biển Đông của phía Trung Quốc chắc chắn sẽ xâm phạm vào các vùng biển tranh chấp. Tờ Hoa Nam buổi sáng xuất bản tại Hồng Kông hôm 2/8 không ngần ngại nói thẳng, động thái này của Trung Quốc sẽ không tránh khỏi việc chọc giận Philippines và Việt Nam
“Đó lại là một thủ đoạn nữa của Bắc Kinh nhằm nâng cao vai tṛ tuyên bố (cái gọi là chủ quyền) của Trung Quốc đối với biển Đông”, tờ Hoa Nam buổi sáng nhận định.
Trước đó, 30 tàu cá Trung Quốc tổ chức thành biên Đội kéo theo hơn 10 phóng viên diễu qua khu vực đá Chữ Thập, đá Xu Bi, đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Động thái này vừa nhằm vơ vét tài nguyên, vừa phục vụ mục đích tuyên truyền xuyên tạc nhằm độc chiếm biển Đông thành ao nhà Trung Quốc
Trước đó không lâu, Trung Quốc đă kéo 30 tàu cá tập hợp thành biên đội ra thăm ḍ và đánh bắt trái phép trên khu vực quần đảo Trường Sa đă vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ Philippines và Việt Nam. Động thái 9000 tàu cá Trung Quốc ồ ạt kéo ra biển Đông lần này có thể châm ng̣i cho một cuộc “chiến tranh tàu cá” trên biển Đông.
"Biển người trên biển" là mô h́nh độc chiếm biển Đông mà Bắc Kinh thử nghiệm tại Scarborough
Chiến thuật “biển người trên biển” mà Yonhap News định nghĩa không phải là mới, nó chính là mô h́nh độc chiếm biển Đông đă được Trung Quốc thử nghiệm và thu về "hiệu quả mỹ măn" trong vụ căng thẳng trên băi cạn Scarborough trước đó không lâu.
Trong lúc căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trên băi cạn Scarborough đang lên tới đỉnh điểm th́ phía Trung Quốc duy tŕ 92 chiếc tàu trên băi cạn Scarborough, bao gồm lực lượng tàu Ngư chính, Hải giám, tàu cá và các tàu công vụ đa chức năng, trong khi phía Philippines lúc nhiều nhất cũng chỉ có 6 tàu cá và 2 tàu công vụ đương đầu với 92 chiếc tàu Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc thả neo tại băi cạn Scarborough, lúc đó Trung Quốc cũng đưa theo nhiều phóng viên quay phim, chụp ảnh nhằm phục vụ công tác tuyên truyền bóp méo sự thật. Lúc cao điểm, 92 tàu Trung Quốc hiện diện tại đây trong khi phía Philippines nhiều nhất chỉ có 8 tàu.
Rơ ràng chiến thuật “biển người trên biển” mà Bắc Kinh đă thử nghiệm hiệu quả tại Scarborough nay đang được âm thầm triển khai mở rộng ra toàn bộ khu vực biển Đông, 9000 tàu cá Hải Nam ồ ạt đổ ra biển Đông sau 1/8 chỉ là những dấu hiệu ban đầu, đằng sau nó sẽ c̣n một loạt các đợt “tàu cá TQ tiến quân” ra biển Đông dưới sự bảo trợ của lực lượng Hải giám, Ngư chính.
Tờ Economic Daily xuất bản tại Hàn Quốc ngày 2/8 nhận định thẳng, động thái Trung Quốc phái 9000 tàu cá “phủ kín” biển Đông là để nhằm quấy rầy, ngăn cản hoạt động đánh cá của ngư dân Việt Nam và Philippines trên ngư trường truyền thống của họ, điều này đă từng xảy ra ở Scarborough.
Một nhà phân tích quân sự Trung Quốc giấu tên nói với tờ Hoa Nam buổi sáng rằng tàu cá Trung Quốc phủ kín biển Đông là một nước cờ mới nhằm khẳng định (cái gọi là) chủ quyền (phi lư, phi pháp) của Trung Quốc đối với biển Đông tiếp theo hoạt động tuần tra của 4 tàu Hải giám ngoài Trường Sa trước thềm hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng trước.
Theo viên sĩ quan này, Trung Quốc hiện tại sẽ không “ngồi im” như trước nữa mà sẽ chủ động t́m kiếm các thủ đoạn, bao gồm đẩy mạnh các hoạt động khai thác (trái phép, ăn cướp) tài nguyên trên biển Đông.
4 tàu Hải giám Trung Quốc ra Trường Sa là một động thái khiêu khích, gây hấn trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia vừa qua
Bác Côn Thành, một chuyên gia Đài Loan về luật biển cho rằng sắp tới sẽ xuất hiện những căng thẳng mới trên biển Đông sau khi Trung Quốc áp dụng chiến thuật “biển người trên biển” bằng việc phái hàng vạn tàu cá ồ ạt đổ ra biển Đông.
Riêng với chiến thuật này, theo Bác Côn Thành,
Bắc Kinh sẽ chiếm thế thượng phong trên biển Đông bởi một đội tàu cá đông đảo như vậy giả sử có gặp phải tàu công vụ hay tàu cá nước khác th́ cũng không có ǵ đáng ngại!
Chiến thuật này các tàu cá Đài Loan cũng đă từng áp dụng để đối phó với hoạt động kiểm tra, truy quét của tàu hải quân Indonesia, nhưng v́ lực lượng tàu cá Đài Loan quá đông nên đối phương cũng khó làm ǵ được chúng.
Những tàu cá Trung Quốc bị Philippines bắt giữ trước đây, nhưng nay nếu chúng đi thành đoàn, thành "tập đoàn tàu cá" trên biển Đông th́ việc bắt giữ chúng sẽ gặp nhiều khó khăn
Bắc Kinh vốn dĩ không có chút lư lẽ nào để bảo vệ hay biện minh cho cái gọi là "chủ quyền" của họ đối với biển Đông nhưng lại tham lam đến mức cuồng vọng, muốn độc chiếm biển Đông th́ việc thực thi chiến thuật "biển người trên biển" là một động thái leo thang hết sức nguy hiểm.
Trong lúc các nhà chiến lược, hoạch định chính sách của các bên liên quan nghiên cứu và t́m cách tháo gỡ thế cờ khó trên biển Đông do Trung Quốc dùng thế và lực của ḿnh áp đặt, thiết nghĩ truyền thông các bên liên quan cần thường xuyên cập nhật thông tin và vạch rơ âm mưu, cuồng vọng và những hành động phi lư, phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.
Việc h́nh thành các đội tàu đánh cá cùng ra khơi để giúp đỡ nhau là cần thiết, quan trọng và là phương án tự bảo vệ ḿnh hiệu quả nhất hiện nay của ngư dân các bên liên quan trên biển Đông nhằm đối phó với tàu Trung Quốc mặc dù khó có thể phủ nhận một thực tế, Trung Quốc đang áp đảo về số lượng cũng như quy mô tàu cá trên biển Đông.
theo gd