Tất cả các nhà chuyên môn đều nhận định, chỉ có điều thần kỳ mới có thể giúp đoàn TTVN có 1 tấm huy chương tại Olympic lần này. Niềm hy vọng c̣n lại, chỉ trông chờ vào taekwondo, nhưng cũng rất mong manh...
Taekwondo là một trong 2 môn đi vào lịch sử thể thao nước nhà với tấm HCB Olympic 2000 của nữ vơ sĩ Trần Hiếu Ngân. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, môn vơ này đă đi xuống rơ rệt, với những thất bại liên tiếp ở sân chơi Asiad, c̣n Thế vận hội, taekwondo chưa thể tái lập thành tích của đàn chị.
Trước Olympic lần này, taekwondo cũng rơi vào cảnh “nhiều thợ thiếu thầy”, khi không có chuyên gia ngoại dẫn dắt. Bởi vậy, dù góp mặt tới 2 vơ sĩ tại Olympic, nhưng rơ ràng taekwondo không được đánh giá cao so với những kỳ trước.
|
Dù được kỳ vọng rất nhiều, nhưng khả năng giành huy chương của Chu Hoàng Diệu Linh là rất khó
|
Thành tích ấn tượng nhất của Lê Huỳnh Châu ở hạng cân 67kg gần đây, là tấm HCĐ thế giới, trong khi đó với vơ sĩ trẻ người Hà Nội Chu Hoàng Diệu Linh, vẫn c̣n rất xa lạ trong làng taekwondo khu vực và thế giới.
Nói vậy không có nghĩa taekwondo không nhận được sự tôn trọng của các đối thủ. Trong thi đấu đối kháng, không thể nói trước được điều ǵ. Đàn chị Hiếu Ngân, chính là tấm gương để các vơ sĩ taekwondo học hỏi. Khi đó, Hiếu Ngân cũng không được đánh giá cao nhưng với sự thoải mái về tâm lư, đă đi đến trận cuối cùng.
Lần này, 2 đàn em của Hiếu Ngân không thể có sự thoải mái như vậy. Cả hai bị đặt vào t́nh cảnh hết sức ngặt nghèo khi là niềm hy vọng huy chương cuối cùng của đoàn TTVN.
Phó chủ tịch kiêm TTK Liên đoàn taekwondo Việt Nam Trương Ngọc Để - Trưởng đoàn taekwondo Việt Nam tại Olympic 2012 cũng phải thừa nhận, taekwondo đang gặp áp lực rất lớn và điều này sẽ khiến các VĐV gặp khó khăn ngay từ trận ra quân.
Không chỉ đối mặt với những thách thức từ chính bản thân ḿnh, 2 vơ sĩ Việt Nam c̣n gặp những đối thủ sừng sỏ của làng taekwondo thế giới. Thử điểm danh, Huỳnh Châu sẽ nằm chung bảng với những vơ sĩ như: Lee Dae-Hoon (Hàn Quốc, ĐKVĐ thế giới), Pen-Ek Karaket (Thái Lan, ĐKVĐ châu Á), Aleksey Denisenko (Nga, HCV châu Âu), Joel Gonzalez (Tây Ban Nha, cựu vô địch thế giới)...
Diệu Linh cũng sẽ đối mặt với những đối thủ quá quen thuộc như: Karine Sergerie (Canada, Á quân Olympic Bắc Kinh), Carmen Marton (Australia), Helena Fromm (Đức) từng giành HCĐ thế giới, hoặc Kim Mi-Kyung (Hàn Quốc, vô địch ṿng tuyển chọn thế giới), Sousan Hajipour (Iran, vô địch ṿng tuyển chọn châu Á), Nur Tatar (Thổ Nhĩ Kỳ, vô địch ṿng tuyển chọn châu Âu)...
|
Ở đấu trường Olympic, cơ hội đạt thành tích cao của đô vật Nguyễn Thị Lụa cũng không cao
|
Như vậy, cơ hội đi sâu vào giải của 2 vơ sĩ Việt Nam, sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào lá bốc thăm may mắn. Như thế đủ thấy khả năng đoạt huy chương của đội tuyển taekwondo phụ thuộc nhiều vào...ông trời như thế nào.
Dẫu sao, các vơ sĩ Việt Nam cần bước vào trận với tâm lư thoải mái, tự tin. Đây là nhiệm vụ không dễ nhưng bắt buộc, BHL phải có những điều chỉnh về tâm lư cho VĐV của ḿnh. Chỉ khi nào thi đấu với những cái đầu không bị áp lực, mới hy vọng taekwondo lập kỳ tích.
Sau taekwondo, c̣n lại chỉ là vật, môn có sự tham dự của nữ đô vật Nguyễn Thị Lụa là được kỳ vọng. Nguyễn Thị Lụa đă lên đường sang Anh từ ngày 1/8 để sớm thích nghi với điều kiện thời tiết tại đây.
Khó khăn của Nguyễn Thị Lụa là không được tập huấn trước Olympic do chấn thương. Đă thế, trong 1 tháng trở lại đây, Lụa liên tục phải ép cân, khiến cô không có thể trạng tốt nhất.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, Nguyễn Thị Lụa là một trong những gương mặt được chờ đợi bất ngờ, nhưng với điều kiện cũng phải gặp may mắn trong bốc thăm.
Có quá ít cơ hội huy chương cho đoàn TTVN. Giờ chỉ mong vào một điều kỳ diệu sẽ đến. Hy vọng là như vậy!.
Hữu Nghiêm, vietnamnet