Ngoại trừ Libya, Oman và Iceland, hầu hết các nước c̣n lại đều nằm trong danh sách những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Mật độ dân số thấp hoặc đói nghèo là lư do chính khiến hệ thống đường sắt không tồn tại ở những quốc gia này.
10. Bhutan
Diện tích: 38.384km vuông
Dân số: 708.427 người
Cho tới năm 1961, do hệ thống đường sá chưa phát triển, việc đi lại tại Bhutan chủ yếu là đi bộ hoặc bằng ngựa. Phải mất 6 ngày để đi hết đoạn đường 205km từ biên giới Ấn Độ tới Thimph. Ngày nay, giao thông tại Bhutan bao gồm xấp xỉ 8.000km đường bộ và hai sân bay nhưng không có đường sắt. Năm 2005, Vua Bhutan và Thủ tướng Ấn Độ đă đồng ư thực hiện một nghiên cứu khả thi về các tuyến đường sắt. Năm 2009, nhà vua mới của Bhutan đă hoàn thành kế hoạch xây dựng một tuyến đường ray dài 18km do Ấn Độ tài trợ.
9. Iceland
Diện tích: 103.001km vuông
Dân số: 318.452 người
Iceland không có các tuyến đường sắt công cộng, mặc dù đề xuất xây dựng một tuyến giao thông nối liền giữa Keflavík và Reykjavík cũng như các kế hoạch để xây dựng một hệ thống đường sắt tại Reykjavík đă được đưa ra. Một vài đầu máy xe lửa trước đây và các tuyến đường sắt vận hành bằng tay đă bị đóng cửa và tháo dỡ. Hiện tại Iceland vẫn c̣n một số bằng chứng về sự tồn tại của giao thông đường sắt tại các bảo tàng cũng như các triển lăm
8. Oman
Diện tích: 309.501km vuông
Dân số: 2.773.479 người
Mặc dù không có hệ thống đường sắt và đường sắt công cộng, Oman có một tuyến đường sắt du lịch ngắn. Xe lửa Hang Al Hoota đưa khách du lịch tới thăm một chuỗi hang động trong hành tŕnh dài 4 phút và khoảng cách là 400m.
7. Papua New Guinea
Diện tích: 462.840km vuông
Dân số: 6.187.591 người
Papua New Guinea là một trong số các quốc gia không có đường sắt do hạn chế về địa h́nh núi non. Thủ đô Port Moresby không có đường lớn nối với các thành phố khác và nhiều người dân ở vùng cao chỉ có thể tới đó bằng cách đi bộ hoặc đi máy bay loại nhỏ. Trong thời kỳ thực dân Đức chiếm đóng vào đầu thế kỷ XX, nhiều đường ray trong đồn điền đă được xây dựng tại German New Guinea. Những tuyến đường này được xây dựng gần khu định cư Madang và Rabaul. Sau khi German New Guinea rơi vào tay Australia trong thời kỳ Thế chiến I, các tuyến đường sắt đă rơi vào t́nh trạng xuống cấp.
6. Yemen
Diện tích: 572.970km vuông
Dân số: 25.130.000 người
Như hệ quả trực tiếp của một quốc gia nghèo, Yemen không thể sánh với các quốc gia láng giếng Trung Đông về hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Gần đây, năm 2005, chính phủ Yemen bắt đầu điều tra khả năng xây dựng các tuyến đường sắt như một phần trong kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
5. Cộng ḥa Trung Phi
Diện tích: 622.984km vuông
Dân số: 4.422.000 người
Hiện không có tuyến đường sắt nào đang hoạt động tại Cộng ḥa Trung Phi. Đề xuất về một tuyến đường sắt từ cảng Cameroom của Kribi tới Bangui, thủ phủ của Cộng ḥa Trung Phi đang được xem xét.
4. Somalia
Diện tích: 637.657km vuông
Dân số: 9.925.640 người
Tuyến đường sắt duy nhất tại Somali, đường sắt Mogadishu-Villabruzzi, do Italy xây dựng vào những năm 1910, là tuyến đường kết nối thủ đô của Somali với khu vực nông nghiệp bên sông Shebella từ năm 1914 tới năm 1941. Tuy nhiên, tuyến đường này đă bị thực dân Anh tháo dỡ vào những năm 1940 và không bao giờ hoạt động trở lại.
3. Niger
Diện tích: 1.267.000km vuông
Dân số: 15 .730 .754 người
Mặc dù từng sử dụng các tuyến đường sắt Benin và Togo chở hàng hóa từ các cảng biển tới biên giới Niger nhưng hiện tại quốc gia này không có tuyến đường sắt nào. Đề xuất về đường sắt tới Niamey và các khu vực khác của Niger đă được đưa ra từ thời kỳ thuộc địa và tới nay vẫn được thảo luận.
2. Chad
Diện tích: 1.284.000km vuông
Dân số: 10.329.208 người
Hạ tầng giao thông trong nước của Chad hết sức nghèo nàn, đặc biệt là ở phía bắc và phía đông. Giao thông đường thủy bị giới hạn ở khu vực phía tây-nam. Tính tới thời điểm năm 2012, Chad vẫn chưa có hệ thống đường sắt. Hai tuyến đường sắt từ thủ đô tới Sudan và Cameroon được dự định sẽ khởi công trong năm 2012 và hoàn thành trong ṿng 4 năm.
1. Libya
Diện tích: 1.759.541km vuông
Dân số: 5.670.688 người
Các hoạt động đường sắt tại Libya đă tạm ngừng từ năm 1965 nhưng hiện vẫn c̣n tồn tại các tuyến đường ray. Các hợp đồng xây dựng một mạng lưới mới đă được kư kết vào năm 2008 và 2009 và bắt đầu thi công đường ray từ biên giới Tusinia ở Ras Ajdir tới Tripoli và tới Misrata, Sirte, Benghazi, Bayda. Tuy nhiên, công việc xây dựng hệ thống đường sắt quốc gia đă bị ngưng trệ v́ cuộc nội chiến vào năm 2011.
Sầm Hoa (Theo theworldgeography)