Những biến động chính trị gần đây tại Triều Tiên cho thấy nước này đang bước vào cuộc cải cách trên nhiều phương diện.
Hôm 20/7, hăng tin Reuters dẫn nguồn quan chức cấp cao cho biết, ban lănh đạo Triều Tiên đă quyết tâm tiến hành cải cách kinh tế và ruộng đất.
Chưa rơ cụ thể đó là những ǵ, song đây là tín hiệu về kế hoạch chuyển việc điều hành kinh tế từ quân đội sang cho chính quyền dân sự.
Xác suất sự việc sẽ diễn ra đúng như vậy được đánh giá là khá cao.
Sự xuất hiện các thông tin Triều Tiên tiến hành cải cách trùng với những sự kiện khá phức tạp xảy ra gần đây trong nội bộ chính quyền Triều Tiên.
Hạn chế quyền lực quân đội
Nhiều sự việc xảy ra những tuần vừa qua ở Triều Tiên dần dà có thể xếp vào một dăy sự kiện có thể hiểu được. Sự việc cuối cùng trong những việc đó là Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Ri Yong-ho mất chức do "bệnh tật".
Tướng Ri không chỉ bị mất chức Tổng tham mưu trưởng, mà là tất cả các chức vụ của ḿnh. Trước đây, ông này có tên trong chủ tịch đoàn Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động cầm quyền ở Triều Tiên, cũng như giữ chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Hơn thế, ngay sau đó đă xuất hiện tin là việc cách chức phó nguyên soái có kèm theo nổ súng dường như làm thiệt mạng đến 30 người. Đồng thời không loại trừ khả năng chính Ri Yong-ho cũng bị giết.
Cựu Phó Nguyên soái, Tổng tham mưu trưởng Ri Yong-ho.
Theo nguồn tin của Reuters, việc bất ngờ mất chức Phó Nguyên soái là do Ri Yong-ho phản đối các cuộc cải cách.
Cụ thể, ông này nhất quyết chống lại việc chuyển quyền điều hành kinh tế từ quân đội sang cho các tổ chức dân sự.
Trong khi, việc chuyển các đ̣n bẩy kinh tế đang là chi tiết duy nhất được biết đến trong các cải cách sắp tới. Muốn vậy, cụ thể, trong khuôn khổ hội đồng bộ trưởng, chính quyền Triều Tiên dự định thành lập một Bộ chuyên trách chịu trách nhiệm tiến hành cải cách. Và một tổ mới trong Đảng Lao động có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo các cải cách này.
C̣n
NewYork Times cho rằng, ông Kim Jong Un quyết định lấy đi của quân đội quyền kiểm soát xuất khẩu khoáng sản, nghĩa là lấy đi nguồn ngoại tệ của họ.
Mục đích của bước như vậy, theo tác giả bài báo, bằng một mũi tên bắn trúng hai đích: cải thiện t́nh h́nh kinh tế đất nước và hạn chế mức độ ảnh hưởng của giới quân đội.
Cải cách văn hóa
Ngoài những tín hiệu cải cách chính trị, đầu tháng 7/2012, Triều Tiên tiếp tục xuất hiện những cải cách về văn hóa.
Tại buổi biểu diễn của đoàn nghệ thuật địa phương Moranbon xuất hiện chi tiết "không b́nh thường", trang phục nữ diễn viên có phần dễ dăi hơn so với trước kia. Chương tŕnh c̣n có phiên bản đă sửa của bài hát
My Way Frank Sinatra. Đặc biệt, trên sân khấu c̣n có nhân vật hoạt h́nh nổi tiếng của hăng phim Want Disney. Buổi biểu diễn có sự hiện diện của chủ tịch Kim Jong Un.
Đáng lưu ư, Chủ tịch Kim Jong Un đă đến xem biểu diễn với một phụ nữ trẻ chưa từng biết đi cùng. Nhân thân của người phụ nữ này nhanh chóng trở thành đề tài nóng báo chí quốc tế những ngày qua. Gần đây, có thông tin xác nhận, đây chính là đệ nhất phu nhân của Triều Tiên.
Chủ tịch Kim Jong Un bên cạnh người phụ nữ xinh đẹp bí ẩn.
Thậm chí, một số nguồn tin cho biết các phim hoạt h́nh của Want Disney đă được chiếu trên truyền h́nh Triều Tiên. Dù các nhân vật của các phim hoạt h́nh này được biết đến rộng răi ở Triều Tiên nhưng bộ phim này rất ít được chiếu cho dân chúng xem.
Trung thành "chính sách Songun"
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên thuộc ĐH Tổng hợp Quốc gia Moscow, Pavel Leshakov cho rằng, cải cách kinh tế và cải cách ruộng đất có thể có là hoàn toàn logic.
"Kim Jong Un thể hiện cách tiếp cận thực dụng hơn so với người cha Kim Jong Il, người coi kinh tế là lĩnh vực cuối cùng quan tâm đến. Ngoài ra, ông Kim Jong Il trước đây thậm chí sợ nhắc đến cải cách như sợ lửa.
Ngược lại, con trai ông hiểu được là nếu để quân đội kiểm soát kinh tế th́ chắc là ông sẽ đi vào ngơ cụt. Do đó, lănh tụ mới của Triều Tiên mới dám chuyển sự chú ư từ quản lư quân sự đối với kinh tế sang dân sự," ông Leshakov nói.
Việc loại bỏ những tướng lĩnh quan trọng không đồng nghĩa với việc ông Kim Jong Un rời bỏ chính sách Songun?
Nhưng ông Leshakov cũng cho rằng, không nên đánh giá quá cao vai tṛ của Kim Jong Un. Người đứng đầu nhà nước chưa phải là nhân vật chính trong quá tŕnh này.
Đồng thời chuyên gia này cảnh báo không nên gắn cho Kim Jong Un và những người thân cận ư định tiến hành cải cách chính trị.
Tháng 4/2012, Kim Jong Un chính thức tuyên bố trung thành với Songun, chính sách ưu tiên quân đội. V́ vậy, việc loại bỏ những đại diện của ban lănh đạo quân sự không đồng nghĩa với việc rời bỏ tư tưởng này.
Liên quan tới tiếp tục phát triển đất nước, định hướng xem ra sẽ chuyển sang Trung Quốc, nơi kinh tế thị trường cùng tồn tại với chế độ tư tưởng nghiêm ngặt. Thật ra, chuyên gia này cho rằng, c̣n có hoài nghi về khả năng thành công của một thí nghiệm tương tự.
Nguyễn Vũ (theo Lenta)