(ĐVO) Có một xu hướng đáng lo ngại là Trung Quốc đang ngày càng thiên về việc sử dụng đ̣n bẩy kinh tế để giải quyết tranh chấp quốc tế, sau khi nước này đă vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong hơn một thập kỷ, Bắc Kinh từng theo đuổi một chiến lược “củ cà rốt kinh tế” để gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và khiến các nước trong khu vực duy tŕ quan hệ tốt với Trung Quốc. Với các khoản tiền viện trợ và đầu tư hậu hĩnh, xem ra, Trung Quốc đă "mua" được ảnh hưởng ở một vài nước trong khu vực.
Theo nhà phân tích Bonnie S. Glaser của Diễn đàn Thái B́nh Dương, hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ nước ngoài và thương mại đă được sử dụng để thúc đẩy các quốc gia xem xét lợi ích của Bắc Kinh khi xây dựng chính sách và tránh các hành động mà Trung Quốc có thể phản đối. Tuy nhiên, trong những năm qua, Trung Quốc đă sử dụng quan hệ kinh tế buộc các nước thay đổi chính sách. Và xu hướng này đang ngày càng gia tăng và quả là điều đáng lo ngại.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/07/25/C135968_03)_china_presstv.ir.jpg)
T́nh trạng đối đầu ở băi cạn Scarborough kéo dài cả tháng. Ảnh PressTV.ir
Bắc Kinh đă sử dụng các đ̣n bẩy kinh tế để cưỡng chế Manila, khi Philippines ngày 10/4 cử một tàu khu trục hải quân đến điều tra các tàu thuyền Trung Quốc đánh cá ở khu vực băi cạn Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của nước này. Sau khi phát hiện các loài trai khổng lồ, san hô và cá mập trên tàu thuyền đánh cá Trung Quốc, nỗ lực của tàu Philippines bắt giữ các ngư dân nói trên đă bị hai tàu Hải giám Trung Quốc ở hiện trường ngăn chặn. Philippines đă rút tàu khu trục và thay thế nó bằng một tàu tuần duyên, trong khi Trung Quốc phái một tàu Ngư chính có vũ trang để củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này. T́nh trạng đối dầu ở băi cạn Scarborough kéo dài hơn một tháng.
Tức giận trước việc Manila không chịu thoái bộ ở băi cạn Scarborough, Trung Quốc sử dụng các biện pháp kinh tế để trừng phạt Philippines. Cơ quan kiểm dịch Trung Quốc chặn hàng trăm container đựng chuối Philippines vào cảng Trung Quốc, tuyên bố rằng có sâu bệnh. Quyết định kiểm dịch chuối của Trung Quốc là một đ̣n mạnh giáng vào Philippines, nước xuất khẩu hơn 30% sản lượng chuối sang Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc bắt đầu kiểm tra đu đủ, xoài, dừa và dứa nhập khẩu từ Philippines. Ngoài ra, cơ quan du lịch Trung Quốc đại lục ngừng gửi các nhóm du khách đến Philippines, với lư do lo ngại cho sự an toàn của khách du lịch. Đến tháng 1/2012, Trung Quốc đă vượt Nhật Bản trở thành nguồn cung cấp du khách lớn thứ 3 đến Philippines. Giới lănh đạo doanh nghiệp Philippines đă gây sức ép, yêu cầu Manila từ bỏ phương pháp tiếp cận đối đầu ở băi cạn Scarborough và đây chính là điều Trung Quốc mong muốn.
Vào đầu tháng 6/2012, Bắc Kinh và Manila đă đạt được một thỏa thuận đồng thời rút tất cả các tàu thuyền khỏi khu vực băi cạn Scarborough. Phía Philippines đă tuân thủ thỏa thuận và rút tất cả tàu thuyền khỏi khu vực do thời tiết xấu. Thế nhưng, tàu đánh cá Trung Quốc vẫn ở lại và vi phạm thỏa thuận. Không những thế, tàu Trung Quốc c̣n ngăn chặn tất cả các tàu Philippines vào khu vực băi cạn Scarborough.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/07/25/C135968_01_rare%20earth_blackswaninsights.jpg)
Trung Quốc sử dụng đất hiếm làm vũ khí thương mại. Ảnh blackswaninsights.co m
Một ví dụ khác về Trung Quốc sử dụng vũ khí để buộc nước khác thay đổi chính sách là ngăn chặn xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản hồi tháng 9/2010. Hành động này nhằm trả đũa việc Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc dùng tàu cá đâm thẳng vào tàu tuần duyên Nhật Bản ở gần quần đảo Senkaku. Hải quan Trung Quốc thông báo các công ty nước này không được phép xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Nhật Bản, mặc dù các lô hàng tương tự vẫn được phép vận chuyển tới Hong Kong, Singapore và nhiều nước khác. Việc sử dụng vũ khí đất hiếm có lẽ là một nhân tố chính trong quyết định của chính phủ Nhật Bản thả thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Lệnh cấm vận đất hiếm được nhiều chuyên gia coi là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng sử dụng đ̣n bẩy kinh tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Trung Quốc đang trở thành một yếu tố quan trọng và cần thiết đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc mang lại lợi ích cho nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, có một điều ngày càng rơ ràng là hợp tác kinh tế với Trung Quốc luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các nước nên lưu tâm đến xu hướng Bắc Kinh ngày càng tăng cường sử dụng đ̣n bẩy kinh tế buộc các nước hữu quan thay đổi chính sách phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc có thể tăng khả năng dễ tổn thương của các nước đang bị Bắc Kinh gây sức ép.
Trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương và xa hơn nữa, nhiều nước đang theo dơi chặt chẽ hành vi của Trung Quốc, khi nước này nổi lên trở thành một cường quốc. Nhiều nước vẫn c̣n hy vọng một Trung Quốc trỗi dậy sẽ tuân thủ các chuẩn mực quốc tế cũng như khu vực và tăng cường hệ thống quốc tế hiện hành vốn giúp nước này hưởng lợi trong những thập kỷ gần đây.
Tuy nhiên, các nước trong khu vực và trên thế giới cần phải đẩy lùi việc Trung Quốc ngày càng sử dụng đ̣n bẩy kinh tế để ép buộc các nước phải sửa đổi chính sách sao cho phù hợp với mong muốn của Bắc Kinh.
Minh Bích (theo the Diplomat)