Trung Quốc tiếp tục gia tăng tuyên bố chủ quyền bằng việc chính thức thành lập chính quyền cho cái gọi là thành phố Tam Sa trong khi ASEAN dường như bế tắc trước ảnh hưởng từ Bắc Kinh về lập trường chung cho biển Đông.
Hăng tin Reuters hôm 17/7 dẫn lời một quan chức ngoại giao tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM-45 tuần trước tại Campuchia cho biết, khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario bắt đầu nêu vấn đề biển Đông tại một hội nghị th́ microphone của ông này lập tức mất tiếng.
Trung Quốc gia tăng tuyên bố chủ quyền
Nước chủ nhà Campuchia sau đó nói rằng, đây là một sự cố kỹ thuật ngoài ư muốn nhưng giới quan sát lại cho rằng có lẽ đây là điềm xấu cho ASEAN khi nỗ lực đưa tranh chấp biển Đông vào chương tŕnh nghị sự bị gạt bỏ.
Cũng theo quan chức ngoại giao giấu tên trên, sự cố này và những ẩn ư đằng sau nó cho thấy ASEAN đang đứng trước "băo" khi Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.
Theo GS. Carlyle Thayer, Học viện quốc pḥng Australia, th́ sự thất bại về quan điểm chung trong vấn đề biển Đông chính là lo ngại của ASEAN bấy lâu.
"Đây là điểm vỡ lớn đầu tiên của con đê bao quanh ASEAN, ông Thayer nói, "và Trung Quốc hiện đă vào tới trung tâm ASEAN và làm tṛ với các bất đồng nội bộ".
Theo một số quan chức ngoại giao ASEAN, bài phát biểu của TTK ASEAN Surin Pitsuwan cũng bị ngắt giữa chừng, c̣n sự cố hỏng microphone của ông Del Rosario là trong phiên họp sáng ngày 12/7.
Trong khi đó, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và một số nước ASEAN, hăng tin Tân Hoa xă hôm 17/7 cho biết, nước này đă thành lập một ủy ban lập pháp cho cái gọi là thành phố Tam Sa, chính thức bắt đầu thành lập chính quyền trên khu vực thuộc chủ quyền của quốc gia khác.
Ủy ban này được Ủy ban thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hải Nam thành lập sáng 17/7. Cũng theo hăng tin trên, ủy ban này sẽ tổ chức hội đồng thành phố đầu tiên, thông qua ủy ban bầu cử và tổ chức kỳ họp đầu tiên của hội đồng thành phố. Trụ sở chính quyền được đặt ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ấn Độ bày tỏ quan ngại
Báo India Today hôm 17/7 dẫn lời một quan chức ngoại giao Ấn Độ lên tiếng bày tỏ quan ngại trước căng thẳng biển Đông và tái khẳng định về tầm quan trọng của an ninh an toàn hàng hải và tự do hàng hải trước báo cáo nói Trung Quốc đă mời thầu một lô dầu khí của Việt Nam hiện đang do một công ty Ấn Độ khai thác.
"Chúng tôi đặc biệt lo ngại về căng thẳng trên biển Đông. Chúng tôi mong muốn giải pháp cho tất cả các tranh chấp và khác biệt thông qua các biện pháp ḥa b́nh và thương lương, ông Rajiv Bhatia, lănh đạo Hội đồng các vấn đề quốc tế (ICWA), cơ quan nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Ấn Độ phát biểu trong một hội thảo về định hướng quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ tổ chức tại Hà Nội.
Cũng theo ông Bhatia, quan hệ chiến lược với Việt Nam là một trong những quan hệ quan trọng nhất của Ấn Độ và hai nước cần tiếp tục tăng cường hợp tác trong các diễn đàn khu vực và quốc tế để thúc đẩy ḥa b́nh, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở Đông Á.
Trong một diễn biến khác, lực lượng hải quân Singapore và Mỹ hôm 17/7 bắt đầu triển khai diễn tập chung mang tên “Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng trên biển” (Cooperation Afloat Readiness and Training-CARAT) tại biển Đông kéo dài 10 ngày.
Tập trận Carat-18 tập trung tăng cường khả năng hàng hải thông thường.
Tập trận Carat-18 lần này tập trung tăng cường các khả năng hàng hải thông thường như tác chiến trên không, trên biển và chống tàu ngầm. Khoảng 1.400 binh lính hai nước tham gia diễn tập, phía Singapore đóng góp 7 tàu chiến, một tàu ngầm, một trực thăng hải quân và 7 máy bay tham dự c̣n Mỹ cử một tàu ngầm, 3 trực thăng hải quân và 6 máy bay.
Hồi đầu tháng 7, hải quân Mỹ và Philippines cũng đă có đợt diễn tập tương tự trong khuôn khổ CARAT hàng năm kéo dài 9 ngày trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines leo thang ở biển Đông.
Hà Anh
theo đv