Dù đă nghỉ hưu và có 2 cháu nội, năm nay 56 tuổi, bà Nguyễn Thị Phong vẫn quyết tâm đi thi đại học bởi lẽ, với bà, đây là cách để thấy ḿnh không tụt hậu với lớp trẻ.
Thí sinh Nguyễn Thị Phong: "Đi thi là để thử sức ḿnh, để thấy ḿnh không tụt hậu với lớp trẻ".
Trường THCS Hưng B́nh (Tp Vinh, Nghệ An) là địa điểm thi tuyển sinh của Trường ĐH Khoa học - Xă hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh. Sáng nay, điểm thi này trở nên sôi động hơn bởi lẽ xuất hiện một thí sinh khá đặc biệt. Đặc biệt bởi lẽ, tính tới thời điểm này, thí sinh Nguyễn Thị Phong (quê ở xă Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, Nghệ An) đă bước qua tuổi 56.
Gặp chúng tôi sau khi hết giờ làm bài, thí sinh đă lên chức bà nội này khá e dè. “Có chi mô cháu, bác chỉ muốn đi thi để thử sức ḿnh thôi’, bà Phong phân bua. Sau một hồi thuyết phục, thí sinh đặc biệt này mới đồng ư tṛ chuyện với chúng tôi, bởi “Các cháu làm bác ngại quá, lỡ không đỗ đại học th́ xấu hổ lắm”.
Lư do đến với kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay của bà cũng đơn giản lắm, bà bảo, đi thi là để thử sức ḿnh đến đâu, để xem ḿnh có tụt hậu nhiều so với lớp trẻ ngày nay hay không. 56 tuổi, đă nghỉ hưu được mấy năm nay và đă có đến 2 đứa cháu nội thế nhưng bà không ngờ khi đề đạt ư kiến đi thi đại học, con trai, con dâu và chồng bà lại nhiệt t́nh ủng hộ đến thế. Cô con dâu công tác trong Sài G̣n c̣n gửi về cho bà 3 bộ đề thi khối C để mẹ chồng ôn luyện. “Thực ra th́ ḿnh cũng già rồi, không có nhiều thời gian để ôn luyện mô. Chủ yếu là tôi cố gắng giải hết các đề thi trong 3 bộ đề con dâu gửi cho thôi. Nhiều tuổi rồi, đầu óc cũng không c̣n nhanh nhạy như trước kia nên ôn cũng khó”.

Thí sinh 56 tuổi trong "ṿng vây" của các phóng viên.
Sinh ra trong một gia đ́nh hiếu học, ông nội là thầy đồ dạy chữ Nho, bố là quân y sỹ, các chú đều thành đạt trên con đường học vấn, bà Phong cũng được thừa hưởng trí thông minh và ḷng hiếu học của gia đ́nh. Thi đậu vào Trường ĐH Thủy Lợi nhưng do nhận được giấy báo trúng tuyển quá muộn nên không được nhập học, bà Phong lên Nông trường 3-2 (đóng tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) làm công nhân rồi học lên và được phân công làm kế toán của nông trường. Năm 1978, bà lấy chồng, có với nhau 1 đứa con trai th́ “hai người hết duyên”. Bà nuôi con một ḿnh.
Được một thời gian dài, bà quyết định xin nghỉ chuyển vào Đà Lạt sinh sống. Được cái, anh con trai Nguyễn Tử Ngọc Anh học rất giỏi, 2 lần đạt danh hiệu học sinh giỏi Quốc gia nên bà được an ủi phần nào cho cái cảnh nuôi con một ḿnh. 4 năm trước, bà trở về quê, gá nghĩa với một người đàn ông đă có vợ. Con cái thành đạt (hiện con trai bà là Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Sài G̣n), đáng lẽ bà có thể an nhàn mà chăm cháu nội, hưởng phúc tuổi già. Thế nhưng, khi cuộc sống không c̣n ǵ đáng để phàn nàn, bà quyết định đi thi đại học, để tiếp tục giấc mơ đèn sách đă lỡ của ḿnh. Những tưởng ư định của ḿnh sẽ bị chồng và các con phản đối nhưng không, khi biết ư định của bà, mọi người đều hết sức ủng hộ và động viên bà đi thi.
Người phụ nữ lên chức bà nội vẫn quyết tâm thi đại học nhận được nhiều sự khâm phục từ các bạn trẻ.
Được tiếp thêm sức mạnh, bà khăn gói xuống Vinh dự thi vào Trường ĐH Khoa học - Xă hội và Nhân văn TPHCM. Chồng già yếu, các con lại ở xa nên bà tá túc ở nhà một người quen để đi thi. Suốt mấy ngày qua bà nhận được rất nhiều cuộc điện thoại hỏi thăm của các con và người thân ở xa.
Dự thi ở pḥng thi toàn các cháu bậc con, bậc cháu, bà cũng hơi “khớp” nhưng với bản lĩnh đă được tôi luyện qua gian khó cuộc sống, bà nhanh chóng lấy lại b́nh tĩnh để làm bài. Chỉ đến khi tiếng trống hết giờ thi vang lên, thí sinh Nguyễn Thị Phong mới chịu buông bút. Cô Đặng Thị Thu - giám thị pḥng thi cho biết: “Khi thấy thí sinh Nguyễn Thị Phong bước vào pḥng thi tôi rất ngạc nhiên. Nhưng khi biết được mục đích dự thi của bác, tôi hết sức khâm phục. Thực tế, không phải ai cũng can đảm và có quyết tâm cao như bác Phong, nhất là đối với phụ nữ ở tuổi “toan về già” như thế này”.
“Môn Văn tôi chỉ tự tin làm được câu 2 và câu 3b thôi. Riêng câu “Kẻ cơ hội th́ nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính th́ kiên nhẫn lập nên thành tựu” tôi làm khá tốt. Câu này 3 điểm nhưng tôi nghĩ là khá khó đối với phần lớn các thí sinh bởi lẽ trải nghiệm cuộc sống của các cháu c̣n ít. Tôi thuận lợi hơn các cháu bởi ḿnh đă trải qua thực tế xă hội và có trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn. Tuy nhiên, môn Văn tôi chỉ tự tin được hơn 50% thôi. Tôi nghĩ ḿnh có thế mạnh ở môn Lịch sử và sẽ làm bài môn này tốt hơn. Đi thi với các cháu mới thấy ḿnh cũng đă tụt hậu nhiều rồi”, bà Phong chia sẻ.
“Nếu đỗ đại học, bác có đi học không?”, chúng tôi hỏi, bà trả lời ngay lập tức: “Có chứ”. Bà cho biết, nếu đỗ đại học sẽ đón cả chồng vào Nam để tiện chăm sóc tuổi già cho ông.
Hoàng Lam - DânTrí