- Phân tích chùm ảnh mà phóng viên Kienthuc chụp được, PGS.TS. Phùng Trung Tập, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng đây là một hành vi mạo danh nhằm mục đích khiến người khác hiểu nhầm.
PGS. TS. Phùng Trung Tập cho biết: Theo như h́nh ảnh mà Kienthuc.net.vn đă chụp được th́ có thể thấy những người cầm lái mặc thường phục. Trong ngành công an quy định rất rơ trong giờ làm việc th́ phải mặc quân phục. C̣n ngoài giờ công vụ th́ họ là một công dân b́nh thường như mọi công dân khác trong xă hội. Như vậy, dù là công an hay không th́ việc đặt mũ công an lên trước kính xe cũng là nhằm mục đích để người khác nghĩ họ là “người trong ngành”.
Cũng theo PGS. TS. Phùng Trung Tập, hiện thực cuộc sống cho thấy người dân luôn luôn t́m ra những “phương thức” có lợi cho ḿnh nhất trong việc đối phó với các cơ quan chức năng. Cho nên, trường hợp này mặc dù không có chứng cứ nhưng chúng ta có quyền nghi vấn đối với hành vi của người điều khiển phương tiện đặt mũ công an lên trước kính xe.“Phải có lợi ích ǵ th́ hành động này mới trở thành phong trào như thế?”.
Trả lời câu hỏi người dân đặt mũ công an trước xe có phạm tội, PGS. TS. Phùng Trung Tập cho rằng đây được xem như một hành vi “mạo danh”.
“Nếu các lực lượng chức năng có kiểm tra, phát hiện ra th́ cũng chỉ có thể xử phạt hành chính. Mạo danh nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng th́ lúc đó mới phải xử lư h́nh sự”, ông khẳng định.
Tuy nhiên PGS. TS. Phùng Trung Tập cũng nêu ra những vướng mắc về việc kiểm tra những xe có đặt mũ công an phía trước cửa kính này. Làm sao để giữ họ lại để kiểm tra khi họ đang lưu thông b́nh thường, đúng luật? Lực lượng nào có quyền kiểm tra tư cách, kiểm tra thẻ ngành của họ?
“Ngành công an phải xử lư nghiêm minh và triệt để chuyện này v́ nó không chỉ khiến dư luận bức xúc mà biểu tượng ngành công an có thể bị lạm dụng để thực hiện các hành vi không lành mạnh gây ra những hiểu lầm trong nhân dân”, ông nhấn mạnh.
Bàn thêm về câu chuyện “sử dụng” mũ công an, PGS. TS. Phùng Trung Tập cho rằng cần xác định rơ hơn việc quản lư quân trang, quân dụng. “Trên thực tế, hiện nay bất kỳ một cá nhân nào cũng có thể dễ dàng mua được quần áo giống y hệt công an, bộ đội. Do đó đă tạo điều kiện cho những người có mục đích không lành mạnh, thậm chí là xấu dễ dàng thực hiện mưu đồ đen tối thông qua việc mạo danh”.
“Không thể hiểu được v́ sao quần áo giống quân trang quân dụng lại được bày bán công khai, dễ dàng như thế. Người nông dân cũng có thể mua được quân phục trang bị cho người có hàm cấp uư, cấp tá... Cho nên gần đây mới có nhiều vụ việc giả danh công an chiếm đoạt tài sản gây nhức nhối trong dư luận xă hội”, PGS. TS. Phùng Trung Tập chia sẻ.
theo kienthuc