Hàn-Nhật hợp tác t́nh báo về Triều Tiên
Hàn Quốc sẽ sớm kư kết một hiệp ước quân sự với Nhật Bản, trong đó hai nước chia sẻ thông tin t́nh báo về Triều Tiên.
Binh sĩ Triều Tiên tại Khu Phi quân sự nằm ở biên giới với Hàn Quốc. Ảnh:
EPA
Đây sẽ là hiệp ước quân sự đầu tiên giữa Hàn Quốc và Nhật Bản kể từ khi chế độ thuộc địa của Tokyo trên bán đảo Triều Tiên kết thúc năm 1945.
Theo một trong số những nội dung của hiệp ước, hai nước sẽ chia sẻ thông tin t́nh báo về Triều Tiên, cũng như chương tŕnh tên lửa và hạt nhân của nước này, hăng
Yonhap dẫn thông tin từ một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Phát ngôn viên của bộ cho hay hiệp ước bao hàm cả việc "bảo vệ thông tin mật" và sẽ được kư kết ngay khi hai nước hoàn thành thủ tục. Hai chính phủ sẽ chính thức kư hiệp ước trong tuần này, hoặc muộn nhất là tuần tới. Hiệp ước cho biết vụ phóng tên lửa hồi tháng tư của B́nh Nhưỡng và những mối đe dọa quân sự khác đă nhấn mạnh sự cần thiết phải trao đổi thông tin.
Hàn Quốc tháng trước đă hoăn kư kết hiệp ước trên và một hiệp ước quân sự khác về chia sẻ hậu cần và hợp tác ǵn giữ ḥa b́nh. Tuy nhiên, Seoul sau đó quyết định tiếp tục thúc đẩy hiệp ước quân sự, nhưng hoăn lại hiệp ước hậu cần nhạy cảm hơn, trong đó cho phép quân đội Nhật Bản vào lănh thổ Hàn Quốc trong những trường hợp khẩn cấp.
Thực tế, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn c̣n nhiều bất đồng. Hai nước cùng tuyên bố chủ quyền với những đảo đá ở biển Nhật Bản, được gọi là Dokdo theo tiếng Hàn và Takeshima theo tiếng Nhật. Phía Tokyo cũng từ chối thảo luận về việc bồi thường cho những phụ nữ Hàn Quốc bị quân đội Nhật biến thành nô lệ t́nh dục suốt Thế chiến II. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn cần hiệp ước này v́ Seoul phải sử dụng những thiết bị t́nh báo của Tokyo, trong đó có vệ tinh t́nh báo và máy bay do thám hiện đại.
"Một thực tế không thể phủ nhận là sự tồn tại của Nhật Bản có ư nghĩa quan trọng với an ninh quốc gia của chúng tôi", quan chức trên nói, viện dẫn về sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở Nhật Bản cũng như Hàn Quốc. "Hiệp ước t́nh báo quân sự cũng cần thiết để đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc".
Anh Ngọc
theo vne