Tại sao hội nghị G20 lại quan trọng đối với Tổng thống Obama?
Là chủ đề trọng tâm của hội nghị G20, khủng hoảng châu Âu có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ - điểm mấu chốt quyết định cuộc tranh cử của Tổng thống Obama.
Với những bất ổn ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, Tổng thống Obama đang cố gắng t́m kiếm những dấu hiệu rơ ràng hơn cho thấy châu Âu có thể giải quyết được t́nh trạng hỗn loạn hiện nay và tránh làm tổn thương đến nền kinh tế Mỹ. Cơ hội tái đắc cử của ông đi liền với điều này.
Diễn ra tại khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp bên bờ biển ở Los Cabos, Mexico, hội nghị G20 năm nay bị đè nặng bởi những kỳ vọng dường như sẽ không thể trở thành hiện thực. Hầu hết những nhà lănh đạo tham gia cuộc họp không phải đến từ châu Âu. Trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tham gia hội nghị lần này, chỉ có Đức, Italia và Pháp là nằm trong số 17 nước eurozone. Các nhà lănh đạo châu Âu cũng sẽ có một cuộc họp của riêng họ được tổ chức tại Brussels vào cuối tháng 6 này và sẽ bàn bạc kỹ lưỡng về kế hoạch đối phó với khủng hoảng.
Do đó, các nhà lănh đạo G20 cũng như Tổng thống Mỹ Obama không có chút quyền lực nào để có thể can thiệp vào việc châu Âu giải quyết khủng hoảng như thế nào mặc dù điều đó là cấp bách. Họ chỉ có thể gây sức ép buộc châu Âu phải hành động.
Đây chính xác là trường hợp của Tổng thống Obama – bị mắc kẹt trong cuộc tranh cử gắt gao được quyết định bởi việc liệu thị trường lao động Mỹ sẽ được cải thiện hay sẽ tiếp tục lao dốc trong 5 tháng tới.
Cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở châu Âu – từ Hy Lạp nợ chồng chất cho đến Tây Ban Nha chật vật với khủng hoảng ngân hàng cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục trên toàn khu vực – đă trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, bởi vậy nếu lực cầu yếu đi ở Paris hay Madrid th́ hoạt động sản xuất ở Pittsburgh hay Milwaukee chắc chắn sẽ yếu đi.
Do đó, với khủng hoảng châu Âu là chủ đề chính được đưa lên bàn bạc tại hội nghị G20 lần này, ông Obama muốn nh́n thấy những dấu hiệu đảm bảo các nhà lănh đạo châu Âu được dẫn đầu bởi Đức vẫn đang nỗ lực thực hiện kế hoạch pḥng chống khủng hoảng. Hội nghị G20 được coi như là cơ hội để các nước châu Âu giải thích rơ ràng hơn về các kế hoạch chống khủng hoảng và trấn an những lo lắng từ bên ngoài.
Thu Hương
Theo TTVN/CNBC
|