Giải bài toán hàng tồn kho, theo các chuyên gia kinh tế, cần có nhiều giải pháp tổng thể; trong đó, một chính sách tín dụng hợp lư kết hợp với miễn giảm thuế cho doanh nghiệp (DN) sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy giải phóng hàng tồn kho.
 |
Cần kích thích sức mua để giảm hàng tồn kho |
Hạ lăi suất giúp đẩy hàng tồn kho
Xin bắt đầu bằng câu chuyện của thị trường bất động sản. Đóng băng từ năm 2009 đến nay chưa có dấu hiệu “ấm” lên, sự tê liệt của thị trường này kéo theo nhiều hệ lụy khác, đặc biệt là ngành công nghiệp xây dựng. Các mặt hàng như sắt thép, xi măng…tồn kho rất lớn, nhiều nhà máy sản xuất theo kiểu cầm chừng, có khi chưa được nửa công suất chỉ với mục đích giữ thị phần.
DN một mặt phải duy tŕ sản xuất, một mặt phải tự bươn chải t́m cách thanh lư hàng tồn kho. Cùng với cắt giảm nhân công, chuyển đổi thị trường từ xuất khẩu sang thị trường trong nước, tiết kiệm chi phí đầu vào…nhiều DN c̣n ưu tiên hàng đầu cho việc hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, hạ giá cũng là giải pháp bất đắc dĩ, bởi nếu không tính toán kỹ sẽ cầm chắc thua lỗ bởi hiện nay chi phí nguyên vật liệu đầu vào rất cao, giá điện, xăng dầu ..tăng liên tục. Thế nhưng, nếu không giảm, sản phẩm không tiêu thụ được, đồng vốn nằm đắp chiếu, chưa kể chi phí kho băi, bảo quản…DN khó khăn sẽ càng thêm khó khăn.
Rơ ràng là muốn giải quyết hàng tồn kho th́ phải kích thích sức mua nhưng theo ông Nguyễn Ngọc Ḥa - Chủ tịch HĐQT Sài G̣n Co-op Mart - để kích sức mua th́ phải có các chính sách phù hợp. Ưu tiên thứ nhất, ông Ḥa cho rằng phải giúp cho DN hạ được giá thành, giảm chi phí đầu vào, giảm được lăi suất. Cơ chế lăi suất mới đă tốt hơn nhưng phải làm sao đi được vào giá thành sản phẩm bởi hàng tồn kho hiện nay chủ yếu là hạch toán theo chu kỳ cũ với cơ chế lăi suất cũ. Lăi suất mới đối với đồng vốn mới nhiều khi không có nhiều ư nghĩa v́ hàng tồn kho chất đống, DN không dám vay tiếp. Ông Ḥa đề nghị giảm lăi suất sẽ góp phần hạ giá bán để đẩy hàng tồn kho ra.
Hạ lăi suất không những giúp DN có thêm nguồn vốn mà c̣n có tác dụng kích cầu. Đặc biệt, có chính sách tín dụng hợp lư sẽ tạo điều kiện cho người thuộc đối tượng có thu nhập thấp có thể mua được nhà ở, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được. Nhiều ư kiến cho rằng nguồn tín dụng cũng nên tập trung cho nông nghiệp, nông thôn, những thị trường tiềm năng hứa hẹn tiêu thụ nhiều sản phẩm…
Miễn, giảm thuế: Chia sẻ khó khăn với DN
Với t́nh h́nh khó khăn của DN như hiện nay, Chính phủ đang đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về việc giảm 30% thuế thu nhập DN phải nộp cho một số đối tượng như DN vừa và nhỏ (không bao gồm DN nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, DN được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, TCty) và DN sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công tŕnh hạ tầng kinh tế - xă hội.
Hiện nay, Chính phủ cũng đang đề nghị Quốc hội xem xét miễn thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập DN trong năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, pḥng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê pḥng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.
|
Chính sách miễn giảm thuế cho DN và cá nhân đương nhiên sẽ làm “hao hụt” nguồn thu ngân sách nhưng nhiều chuyên gia nhận định đây là giải pháp rất cần thiết, góp phần chia sẻ, tháo gỡ, động viên DN. Dù là biện pháp gián tiếp nhưng có tác dụng lớn trong kích cầu tiêu dùng, giảm hàng tồn kho của các DN.
Tuy nhiên, c̣n nhiều quan ngại với chính sách giảm 30% thuế thu nhập DN cho các đối tượng vừa và nhỏ bởi lẽ phải có lợi nhuận, tức làm ăn có lăi th́ mới được giảm, DN khó khăn th́ lại không được thụ hưởng chính sách. Như vậy, chẳng khác nào “tôi mù anh cho tôi đôi kính dù có gặp vàng cũng chẳng lợi ích ǵ” như TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội đă từng nhận xét.
Chính sách, trong đó có chính sách miễn giảm thuế cho DN chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ trong việc hạ giá thành sản phẩm để tăng sức mua vào. Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào hạ giá th́ cũng có thể “thoát” tồn kho bởi thế DN cũng cần chủ động “tự ḿnh cứu ḿnh” trong việc tính toán các phương án để “khơi ḍng” thị trường.
Huy Hoàng