Các ngân hàng sẽ là người đầu tiên hưởng lợi v́ thoát khỏi “cục nợ” do mạo hiểm tham gia nắm giữ chứng khoán, bất động sản...
Đăng đàn tại Quốc hội mới đây, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn B́nh nói đang kết hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lư khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Đề án thành lập Cty mua bán nợ quốc gia với số vốn “khủng” đang tạo ra nhiều tranh luận
Ngân hàng đang ôm “cục nợ” lớn
Từ 3,6% hồi cuối năm 2011, nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) vừa được thống đốc Nguyễn Văn B́nh công bố, đă tăng lên tới 10%. Theo các chuyên gia, nợ xấu thực tế của các NHTM có thể c̣n lớn gấp rưỡi con số trên.
Theo báo cáo "Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế" do Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố gần đây, tỷ lệ nợ xấu ước tính cao gấp 3-4 lần tỷ lệ của Ngân hàng Nhà nước công bố. Ông Quách Mạnh Hào, một trong những tác giả báo cáo cho biết, nợ xấu thực sự phải là 8,25-14% tổng giá trị tài sản. Ông Hào cho biết, ông tính toán tỷ lệ này dựa trên số liệu của 41 ngân hàng thương mại, và đă loại bỏ các khoản nợ của Vinashin, Vinalines, và của các doanh nghiệp nhà nước tương tự.
Nợ xấu lớn đang làm cho chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên rất cao. Từ đó khiến nhiều NHTM không muốn giăn nợ và điều chỉnh giảm lăi suất do sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đại diện một số ngân hàng thừa nhận đang “ôm” một khoản nợ xấu nên phải giữ lăi suất cho vay cao hơn thị trường khoảng 2-3%. Sở dĩ có “cục nợ” như vậy là bởi không ít ngân hàng và nhiều ông chủ, một thời gian dài chạy theo lợi nhuận lớn, giải ngân những khoản khổng lồ tại hai lĩnh vực đầu tư nóng là chứng khoán và bất động sảnMục đích của việc có một đơn vị đứng ra giải quyết cục nợ này từng được NHNN khẳng định nhằm các mục tiêu: Lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của các NHTM và doanh nghiệp, qua đó sẽ đẩy mạnh tín dụng vào nền kinh tế, Tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển ḍng vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay...
Nhưng theo ông Thường th́ giả sử Cty mua bán nợ do Chính phủ dự định thành lập mua hết khoảng 100 ngh́n tỷ đồng nợ xấu như kế hoạch dự kiến th́ vẫn chưa giải quyết hết nợ xấu trong nền kinh tế. "Một công ty như vậy không giải quyết được nợ xấu nếu không có những thay đổi về quan điểm, tư duy xử lư và hệ thống cơ chế chính sách đặc thù", ông Thường nói.
Nguồn vốn xử lư sẽ lấy từ đâu và triển khai như thế nào cũng là một trong vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia Fiachra Mac Cana, giám đốc Nghiên cứu của Cty Chứng khoán TP.HCM (HSC) th́: Chính phủ nhiều khả năng sẽ không đưa một khoản vốn lớn như trên vào công ty mua bán nợ dưới dạng vốn chủ sở hữu. Lượng vốn chủ sở hữu có thể sẽ ít hơn nhiều con số 100.000 tỷ đồng và công ty mua bán nợ sẽ huy động vốn dài hạn (có thể thông qua phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 - 10 năm.
Như vậy, ai sẽ là người mua trái phiếu dài hạn do công ty mua bán nợ phát hành và với lăi suất là bao nhiêu. Công ty mua bán nợ sẽ dựa vào phương pháp định giá nào khi mua nợ xấu từ các ngân hàng?.
Cứu doanh nghiệp hay ngân hàng
Có người ví von rằng, tăng trưởng tín dụng hiện nay giống cảnh tắc đường do hai ô tô húc nhau, muốn thông đường, phải dùng trực thăng để nhấc hai ô tô đó ra. Để tăng tín dụng, phải nhặt riêng nợ xấu vào một chỗ.
Luật sư Trần Đ́nh Triển, trưởng Văn pḥng Luật sư V́ Dân (Hà Nội) cho rằng: “Công ty mua bán nợ và doanh nghiệp tự thoả thuận với nhau là vụ việc dân sự b́nh thường. Nhưng theo tôi chỉ nên mua lại nợ ở các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, có khả năng phát triển. Công ty mua bán nợ sẽ là bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động”.
C̣n theo tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện có nhiều ngân hàng thành lập các công ty mua, bán nợ. Nhưng các công ty này không có đủ công cụ, năng lực thẩm định và xử lư các khoản nợ xấu của nhau. V́ thế khi Công ty mua nợ xấu ra đời, nhiều doanh nghiệp sẽ thoát khỏi bờ vực phá sản, tránh tổn thất nặng nề. Lập công ty mua lại các khoản nợ xấu cho các doanh nghiệp trong khoảng từ 2 đến 3 năm, theo TS Lê Đăng Doanh là một giải pháp hợp lư.
“Tôi đă có đề xuất với Chính phủ về việc này đă lâu, nhằm tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp thời kỳ lạm phát. Nếu được mua nợ xấu, doanh nghiệp sẽ có khả năng hồi phục. Lúc đó, Chính phủ cũng có cơ sở để hoăn nợ, giăn nợ. Bởi nếu không, việc hoăn nợ, giăn nợ cũng chỉ là h́nh thức. Tuy nhiên, quá tŕnh này cần được thực hiện nhanh chân hơn. Doanh nghiệp hiện như nhà đang cháy, rất mong có đội cứu hỏa đến giúp đỡ.”, TS Doanh cho hay.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia kinh tế tỏ ra nghi ngại. Họ cho rằng, khoảng 100.000 tỷ đồng dự kiến được dành cho công ty mua bán nợ xấu, liệu có cứu được nền kinh tế đang vô cùng khó khăn, hay chỉ cứu văn quyền lợi của thiểu số ngân hàng. “Thật ra các ngân hàng mới là đối tượng được thủ lợi đầu tiên”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Vinh nhận định.
Theo chuyên gia này, nếu Chính phủ đứng ra giải quyết rủi ro nêu trên, vô h́nh trung các ngân hàng được giải thoát mối lo khi tham gia kinh doanh chứng khoán, BĐS. Đây cũng là những lĩnh vực họ từng hái ra tiền ở những năm trước.
Theo nguoiduatin