Phụ nữ ở các nước phát triển được bảo vệ quyền lợi khi ly hôn - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-02-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Phụ nữ ở các nước phát triển được bảo vệ quyền lợi khi ly hôn

Phân chia tài sản khi ly hôn là vấn đề phức tạp và tế nhị, luật pháp mỗi nước có những quy định khác nhau, song hầu hết đều có xu hướng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em – vốn được xem là phái yếu và dễ bị tổn thương trong các vụ án ly hôn.
Ảnh minh họa.
Đức: Phụ nữ được bảo vệ
Khi phân chia tài sản trong ly hôn, luật pháp Đức xác định, nữ giới thuộc phái yếu, cần được bảo vệ. Lư do là sau khi kết hôn, phụ nữ thường đóng góp cho gia đình nhiều hơn nam giới như lo toan việc nhà, nuôi dạy con cái. Thậm chí, nhiều người c̣n phải nghỉ việc ở công sở để về nhà làm bà nội trợ. Đó không chỉ là sự hy sinh cho gia đ́nh mà c̣n là đóng góp cho xã hội.
Do vậy, khi phân chia tài sản, luật pháp thường chiếu cố đến lợi ích của nữ giới nhiều hơn, bảo vệ nữ giới (chỉ trừ khi nữ giới là bên chủ động ly hôn). Ví dụ: nhà ở đương nhiên được chia cho nữ giới, còn các tài sản khác như cổ phiếu, tiền mặt thì chia đôi. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất đó là nghĩa vụ chu cấp tiền sau ly hôn, đây là khoản tiền “trách nhiệm” không hề nhỏ đối với người chồng. Do đó, các ông chồng ở Đức thường phải suy nghĩ rất kỹ trước khi đưa ra quyết định ly hôn.


Hà Lan: Vợ thất nghiệp, chồng phải nuôi
Ở Hà Lan, ly hôn không có nghĩa giữa hai vợ chồng không còn ràng buộc về tài chính. Nếu như một trong hai người không đủ khả năng về tài chính để duy trì mức sống cơ bản, người kia sẽ phải có trách nhiệm chu cấp tiền. Luật pháp quy định, khoản trợ cấp của người chồng phải đủ để đảm bảo cho người vợ duy trì được mức sống tương tự như trước khi ly hôn.


Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, tòa sẽ căn cứ vào mức sống hiện tại của hai vợ chồng đương sự để đưa ra phán quyết về mức chu cấp hàng tháng mà một bên phải thực hiện. Đương nhiên, nếu hai vợ chồng đă có thỏa thuận với nhau về khoản chu cấp tài chính này th́ ṭa án sẽ căn cứ vào đó để đưa ra phán quyết.
Số tiền chu cấp và thời gian chu cấp kéo dài bao lâu do tòa án quyết định. Tòa sẽ cân nhắc tới nhu cầu thực tế của bên xin trợ cấp, năng lực tài chính thực tế của bên phải chu cấp. Trong trường hợp sau khi tòa đă đưa ra phán quyết, nếu tình hình tài chính của một bên hoặc cả hai bên có sự thay đổi, tòa án sẽ có điều chỉnh. Trường hợp số tiền chu cấp không đủ để bên được nhận duy trì mức sống cơ bản, thì ṭa có thể đề nghị quỹ phúc lợi xă hội của địa phương trợ cấp thêm.


Thời gian chu cấp tiền nhiều nhất là 12 năm, cũng có trường hợp thời hạn chỉ là 5 năm, tùy thuộc vào thời gian hôn nhân, con cái hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Nếu giữa hai bên không có sự thỏa thuận, hoặc tòa án không có phán quyết gì, thì thời gian mặc định sẽ là 12 năm kể từ ngày ly hôn. Quy định 12 năm áp dụng đối với trường hợp vợ chồng ly hôn đã có con, hoặc chưa có con nhưng quan hệ hôn nhân duy trì trên 5 năm.
Trường hợp giữa hai người duy trì quan hệ hôn nhân không quá 5 năm và họ chưa có con, thì thời gian chu cấp tiền sẽ không quá 5 năm. Do vậy, ở Hà Lan, cho dù muốn ly hôn, khi tính đến khoản tiền chu cấp (thông thường là khoảng 40% lương) thì ai cũng phải ái ngại.


Pháp: Che giấu tài sản, sẽ bị “trừng phạt”
Vốn được coi là đất nước của tự do và lãng mạn, nhưng ở Pháp, vấn đề hôn nhân được quy định rất nghiêm ngặt.
Theo Bộ luật Dân sự, việc phân chia tài sản khi ly hôn khá đơn giản nhưng cũng rất chặt chẽ. Nếu hai bên không có sự thỏa thuận trước, toàn bộ tài sản gia đ́nh sẽ bị xem là tài sản chung của hai vợ chồng. Còn nếu đă có thỏa thuận th́ ṭa sẽ căn cứ vào thỏa thuận đó để giải quyết phân chia tài sản.
Trường hợp chỉ có một bên đệ đơn ly hôn, thì cả hai sẽ phải kê khai trung thực về tài sản. Nếu bên nào cố t́nh che giấu tài sản mà bị phát hiện th́ ṭa sẽ phán xét trên nguyên tắc “trừng phạt”: toàn bộ số tài sản che giấu sẽ bị tịch thu, chịu bất lợi trong phân chia tài sản của ṭa, phải chu cấp tiền cho bên kia suốt đời nếu bên kia bị bệnh...


Mỹ: Ly hôn không cần lư do
Theo bộ luật được thông qua năm 1970, vợ hoặc chồng không cần đưa ra bất cứ lý do nào khi đề xuất việc ly hôn, và cũng không nhất thiết phải có sự đồng ý của bên kia; tuy nhiên, bên đề xuất phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương đối lớn.
Về phân chia tài sản, Mỹ là quốc gia khá đặc thù vì thực hiện song hành hai chế độ hôn nhân: vợ chồng cùng sở hữu tài sản (9 bang như bang Arizonna, California, vùng Puerto Rico, đảo Guam; và vợ chồng sở hữu tài sản riêng (41 bang c̣n lại và quần đảo British Virgin).


Ở Mỹ, vợ chồng sau khi ly dị, tài sản thường được ưu tiên chia cho phụ nữ và trẻ em. Căn cứ “Luật thống nhất tài sản hôn nhân” năm 1983 của Mỹ, sau khi kết hôn, tất cả tài sản của hai bên được coi là tài sản chung, hai bên đều có quyền được hưởng lợi ích từ số tài sản chung đó.
Khi ly hôn, việc phân chia tài sản phải căn cứ vào tình hình thu nhập của hai bên, bên có thu nhập cao hơn sẽ phải chu cấp thêm cho bên thu nhập thấp. Việc phân chia nhà ở, trường hợp ly hôn vì người chồng ngoại tình, thì tòa án thường sẽ phán quyết căn nhà thuộc về người vợ. Nếu không có hợp đồng hôn nhân trước khi kết hôn, th́ khi ly hôn người vợ có quyền được chia một nửa tài sản của chồng.


Nhật: Ly hôn ở tuổi hưu, vợ được 50% lương hưu của chồng
Nhật Bản cũng như một số nước châu Á khác thường mang nặng tư tưởng gia trưởng trong gia đ́nh. Người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt tḥi, họ chỉ ở nhà lo toan việc gia đ́nh và chăm sóc con cái, phải sống phụ thuộc vào chồng.
Tuy nhiên, t́nh h́nh đă thay đổi khi Nhật Bản đă ban hành luật hôn nhân mới (có hiệu lực từ tháng 4/2007), với việc thực thi luật mới này, người đàn ông Nhật có thể phải đối mặt với nguy cơ bị vợ bỏ khi về già.


Theo Luật hôn nhân mới của Nhật Bản, nếu người vợ đệ đơn ly hôn thì sẽ có thể được hưởng một nửa số lương hưu của chồng. Kể từ khi luật này có hiệu lực đến nay, số vụ ly hôn ở Nhật Bản đã tăng 6,1%, trong đó số vụ do phía nữ chủ động đ̣i ly hôn tăng 95%.
Một người đàn ông 55 tuổi làm công tác xuất bản tại tỉnh Fukuoka bộc bạch, ông đă bắt đầu phải thể hiện trách nhiệm với gia đ́nh, vợ con hơn trước đây, phải học cách biết lắng nghe vợ hơn, quan tâm vợ hơn, thậm chí phải học cách nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, bởi nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất một nửa số lương hưu của ḿnh.
Hoàng Hà (Theo “Dương Thành văn báo”)
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images657349_1.jpg
Views:	10
Size:	92.9 KB
ID:	385469
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:53.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05999 seconds with 12 queries