Nhiều người nhầm tưởng máy bay không người lái là sản phẩm của công nghệ hiện đại nhưng thực tế, chúng xuất hiện từ Thế chiến thứ I.
Dưới đây là lịch sử h́nh thành và phát triển của các loại máy bay không người lái kể từ thời “hỗn mang” của loại vũ khí này.
Sperry Aerial Torpedo
Được coi là phiên bản máy bay không người lái đầu tiên, phi cơ Sperry Aerial Torpedo ra đời tại Mỹ năm 1917, một năm trước khi Thế chiến thứ nhất kết thúc. Những thử nghiệm đầu tiên của loại chiến đấu cơ độc đáo này được tiến hành tại một địa điểm biệt lập ở Amityville, vịnh Great South sát Đại Tây Dương.
Hải quân Mỹ tài trợ cho việc nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm những chiếc Sperry Aerial Torpedo. Chúng ra đời với mục đích duy nhất là mang đầy thuốc nổ TNT và lao thẳng vào căn cứ của đối phương như những máy bay cảm tử.
Cơ chế hoạt động của loại máy bay không người lái thủa sơ khai này không quá phức tạp. Theo đó, chúng được phóng vào quỹ đạo định sẵn nhờ một hệ thống đặc biệt. Khoảng cách tới mục tiêu và những yếu tố khác được con người tính toán chi tiết trước khi nhiệm vụ được triển khai. Hệ thống đặc biệt trên máy bay sẽ được hẹn giờ để thay đổi quỹ đạo theo thời gian được tính toán trước đó. Cuối cùng, máy bay chứa đầy thuốc nổ sẽ rơi tự do xuống mục tiêu dù độ chính xác không thực sự cao.
Phi vụ tấn công đầu tiên của Sperry Aerial Torpedo triển khai thành công là vào tháng 3/1918, chính thức đưa loại chiến đấu cơ này vào danh sách những vũ khí góp mặt trong Thế chiến thứ nhất.
Kettering Torpedo Aerial
Kettering Torpedo Aerial là loại máy bay cánh gỗ với biệt danh “Bug Kettering”, chi phí sản xuất 400 USD (năm 1917). Những chiếc Kettering Torpedo Aerial có khả năng mang khối thiết bị và vũ khí có trọng lượng 136kg.
Được thiết kế với động cơ 40 mă lực 4 xi-lanh, Bug Kettering được mệnh danh là quả ngư lôi bay, tiền thân đầu tiên của các tên lửa hành tŕnh ngày nay. Những chiếc Bug Kettering đầu tiên có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 120 km với tốc độ 80km/h.
Theo yêu cầu của quân đội Mỹ, Bug Kettering dùng để tấn công mục tiêu nằm trong bán kính 64km. Được công ty sản xuất máy bay Dayton-Wright cho ra mắt trong Thế chiến thứ nhất sau hàng loạt thử nghiệm thành công, Bug Kettering được quân đội Mỹ đặt mua nhưng chưa một lần được sử dụng bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc trước khi nó được vào biên chế.
Động cơ của những chiếc Bug Kettering được sản xuất hàng loạt bởi hăng Ford Motor với giá thành 40 USD/chiếc. Trong khi đó, thân máy bay được chế tạo từ gỗ cán mỏng c̣n cánh máy bay được làm từ b́a cứng.
Cơ chế hoạt động của Bug Kettering tiên tiến hơn so với Sperry Aerial Torpedo. Các sĩ quan dễ dàng điều chỉnh cho máy bay tấn công chính xác mục tiêu mà không cần phải tính toán quá nhiều. Khi tới khoảng cách đă định, hệ thống tự ngắt động cơ, khiến máy bay chứa đầy thuốc nổ lao xuống mục tiêu.
DH.82B Queen Bee
Ra đời khá muộn sau sự xuất hiện của 2 thế hệ máy bay không người lái đầu tiên, DH.82B Queen Bee được trang bị nhiều thiết bị tân tiến so với những loại máy bay không người lái trước đó. Nó có thể đạt độ cao 5,2km, tốc độ 160km/h. Khi được triển khai năm 1935, nó thực sự là bước tiến lớn trong công nghệ máy bay không người lái.
Được điều khiển từ xa thông qua các loại sóng radio tần số thấp, máy bay được sử dụng cho việc thử nghiệm các loại pháo pḥng không. Thiết kế đơn giản với các vật liệu như gỗ và vải khiến giá thành của phi cơ khá rẻ và dễ chế tạo. Đặc biệt, những máy bay bị bắn hạ trong quá tŕnh thử nghiệm pháo pḥng không sẽ được thu hồi để tận dụng lại bộ điều khiểu nếu chúng chưa bị hư hại hoàn toàn.
Ngoài chế độ không người lái, DH.82B Queen Bee có thể được phi công điều khiển trực tiếp. Khoang lái bao gồm 2 phần, cho phép các phi công điều khiển máy bay từ ghế lái phía trước trong khi hệ thống điều khiển từ xa được đặt ở ghế sau.
DH.82B Queen Bee được Không quân và Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng từ năm 1935 tới năm 1947.
V-1 (Revenge Weapon-1)
Năm 1944, trùm Phát xít Adolf Hitler muốn có một quả “bom bay” nhằm tấn công các mục tiêu phi quân sự nên Fieseler Flugzeuhau, một kĩ sư người Đức thiết kế thành công loại máy bay phản lực không người lái tên gọi V-1 (Revenge Weapon-1).
Loại máy bay V-1 được thiết kế nhằm tấn công các mục tiêu dân sự ở nước Anh trong Thế chiến thứ 2. Với trần bay đạt 900m, vận tốc 640km/h và phạm vi hoạt động lên tới 250km cùng với khối lượng thuốc nổ nặng gần 1 tấn, V-1 chính là tiền thân xứng đáng nhất của tên lửa hành tŕnh hiện đại ngày nay.
V-1 hoạt động hoàn toàn tự động nhờ hệ thống định vị tân tiến so với thời đó. Cụ thể, máy đo gió gắn ở phần mũi máy bay sẽ xác định chính xác khu vực máy bay cần bổ nhào. Trong quá tŕnh bay, gió sẽ được tiếp nhận để làm quay cánh quạt liên kết với hệ thống điều khiển của chiếc phi cơ. 30 ṿng quay của cánh quạt sẽ tạo ra một chuyển động cơ học bên trong hệ thống bổ nhào của V-1. Theo tính toán, máy bay sẽ lao xuống khi chuyển động cơ học đạt ngưỡng định. Động cơ tắt hoàn toàn, máy bay bổ nhào thẳng xuống như một quả tên lửa cùng với khối lượng thuốc nổ khổng lồ chứa bên trong.
V-1 được đánh giá là thành công của công nghệ nhưng mục tiêu sử dụng lại vô cùng phi nhân đạo. Những chiếc V-1 được sử dụng nhằm tấn công các mục tiêu dân sự, cướp đi sinh mạng của 900 thường dân Anh và làm khoảng 22.000 người khác bị thương. Đỉnh điểm của các cuộc tấn công, hơn 100 chiếc V-1 xuất kích một ngày nhằm vào các mục tiêu ở phía Đông Nam nước Anh.
C̣n nữa...
Trịnh Duy
Theo Infonet.vn