(Đất Việt) Thoát khỏi chốn địa ngục trần gian, những khó khăn vẫn không buông tha nạn nhân các vụ mua bán người bởi sự ghẻ lạnh của người đời, sự đe dọa trả thù từ các đường dây tội ác và thiếu cơ sở vật chất để bắt đầu lại cuộc sống mới
Hoàn cảnh gia đ́nh khó khăn, mong muốn kiếm được nhiều tiền để trang trải cho gia đ́nh và bản thân, sự nhẹ dạ cả tin là những nguyên nhân chính khiến nhiều cô gái trẻ trở thành nạn nhân của các đối tượng mua bán người.
Nạn nhân của các vụ mua bán người (MBN) đa phần c̣n rất trẻ, từ 16 - 28 tuổi, cá biệt có những em c̣n chưa bước qua độ tuổi trăng rằm, có hoàn cảnh khó khăn. Họ bị các đường dây tội phạm lừa bán ra nước ngoài làm vợ và gái bán dâm.
Quăng đời kinh hoàng
Thông qua sự giới thiệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Q.B́nh Tân, TP HCM, chúng tôi tiếp cận được với chị Lê Thị L. ngụ Q.B́nh Tân, khi chị vừa thoát khỏi cơn ác mộng trở về nhà. Nhớ lại những ngày tháng tủi nhục, chị L. nước mắt tuôn tṛng, kể: Năm 2008, khi vừa bước sang tuổi đôi mươi th́ gia đ́nh gặp biến cố. Ba chị bị bệnh nặng, không có tiền chạy chữa, trong cơn cùng quẫn, người mẹ đă quyết định bán chị để làm vợ một người đàn ông Đài Loan già hơn ḿnh 40 tuổi, lại tàn tật với giá 3 triệu đồng. Suốt ngày chị bị chồng đánh đập, chết đi sống lại nhiều lần. Hai năm làm vợ xứ người là quăng thời gian đầy nhục nhă của chị. Một ngày cuối năm 2010, nhân cơ hội được ra thị trấn bốc thuốc cho chồng, chị đă trốn thoát và t́m đường về nhà. Hiện chị là t́nh nguyện viên trong dự án giúp đỡ nạn nhân bị mua bán tái ḥa nhập cộng đồng của Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bgphapluat/20120601/pl.jpg)
Đường dây mua bán người của Huỳnh Thị Nhuần và đồng bọn bị xét xử
Khác với chị L., trường hợp của Nguyễn Thị T. (SN 1980, ở Tây Ninh) là nạn nhân bị chính người cô họ của ḿnh lừa bán để lấy chút tiền môi giới. T được bán cho một gia đ́nh ở vùng núi nghèo phía Bắc Trung Quốc. Nhớ lại những ǵ đă trải qua chị T. phẫn uất: “Đời em lúc đó ngỡ như là đă chết. Hàng ngày em phải làm việc quần quật từ sáng đến tối. Đêm th́ làm nô lệ t́nh dục cho cả nhà họ. Nhiều lần em đă toan tự tử nhưng bị họ phát hiện và đánh đập”. Một hôm nhân lúc mọi người đi vắng, T. đă trốn khỏi gia đ́nh đó và đến báo với công an địa phương và được giải thoát vào tháng 4.2010. Trở về nước, được sự động viên của các cơ quan chức năng chị T. đă dũng cảm tố cáo các đối tượng trong đường dây MBN và giúp cơ quan năng đưa chúng ra xét xử.
Đau đớn nhất có lẽ là trường hợp của em Hồ Thu Đ. (quê Sóc Trăng) lúc bị lừa bán sang Trung Quốc mới chỉ 14 tuổi. Hoàn cảnh gia đ́nh quá nghèo nên Đ. lên TP.HCM làm phục vụ ở quán cà phê. Một lần có khách quen đến quán uống cà phê và rủ sang Trung Quốc làm việc kiếm được nhiều tiền. Người khách đó c̣n ứng trước 4 triệu đồng và cho biết đấy mới chỉ là một nửa tháng lương. Nhẹ dạ, cả tin nên Đ. đồng ư. Sau khi sang đến nơi em mới biết ḿnh bị lừa bán vào động mại dâm ở khu vực Bằng Tường, hàng ngày phải tiếp hàng chục loại khách. Măi 2 năm sau, em mới được giải cứu trong một lần công an Trung Quốc truy quét tệ nạn xă hội và được đưa trở về nước năm 2009. Do bị hành hạ về thể xác và không được chăm sóc sức khỏe nên Đ. đă bị sang chấn tâm lư nặng và mắc một số bệnh đường t́nh dục.
Có tŕnh độ cũng bị lừa
Không chỉ những cô gái có tŕnh độ thấp mà nhiều người có tŕnh độ học vấn cao cũng trở thành nạn nhân của MBN. Phan Tố Q. (SN 1987, TP HCM) vốn là sinh viên một trường cao đẳng chuyên ngành kế toán. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp, nghe người bạn giới thiệu công việc làm người mẫu xe ô tô với thu nhập cao tại Trung Quốc, do cả tin chị đă nhận lời. Sang đến đất khách quê người, chị mới biết ḿnh bị lừa bán vào các nhà thổ làm gái bán dâm một thời gian dài đến khi được giải cứu vào cuối 2010. “Đó là những ngày tháng nhục nhă ê chề, tôi sống mà như đă chết. Hàng ngày tôi bị bọn chúng ép tiếp khách, nếu không chịu th́ bị đánh đập dă man và canh gác cảnh mật. Biết không thể trốn thoát tôi đành cay đắng chấp nhận”, chị Q. kể lại trong nước mắt.
Rất nhiều nạn nhân sau khi được giải thoát hoặc tự giải thoát trở về địa phương đă không đến khai báo với chính quyền để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Bà Lại Thị Xuân Nhị, Chủ nhiệm trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn TP HCM, cho biết: “Có tới 30% nạn nhân được phát hiện và đưa đến trung tâm mà không qua các cơ quan chức năng”. Có nhiều lư do khiến các nạn nhân không t́m đến cơ quan chức năng để tŕnh báo. Trong đó, sự mặc cảm và kỳ thị từ phía cộng đồng đă khiến nhiều nạn nhân trở về trong im lặng. "Nhiều lần nhân viên của chúng tôi t́m đến tận nhà để vận động các chị em đến trung tâm để được hỗ trợ, nhưng lại bị gia đ́nh nạn nhân xua đuổi, thậm chí c̣n nói nặng nề. Họ sợ khi biết sự việc th́ hàng xóm sẽ ghẻ lạnh, nên muốn im lặng”, bà Nhị cho hay.
Theo Cục Pḥng chống tệ nạn xă hội (PCTNXH), năm 2011 cả nước có 454 vụ MBN với 821 nạn nhân bị lừa bán tăng 22% so với năm 2010. T́nh trạng MBN ra nước ngoài diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi và khó kiểm soát. Đa phần, nạn nhân trong các vụ MBN trở về thường mắc các bệnh liên quan đến đường t́nh dục, bị kỳ thị, rối loạn tinh thần, không có hộ khẩu... nên không có việc làm. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho nạn nhân MBN ở các địa phương rất ít, đội ngũ cán bộ tư vấn chưa có kinh nghiệm và thiếu chuyên sâu nên công tác hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán đang gặp rất nhiều khó khăn.
Kỳ cuối: Sống lại những cuộc đời
Minh Huyền – Thùy Trang