Trong khi hàng chục bệnh nhân chen chúc trong một pḥng điều trị, nằm ghép 2-3 người/giường, thậm chí có người phải nằm cả ra hành lang th́ tại các khoa khám chữa bệnh tự nguyện mỗi pḥng chỉ có một vài bệnh nhân. Nghịch lư ở chỗ, bệnh viện (BV) càng quá tải th́ các khoa khám chữa bệnh dịch vụ càng nở rộ, người giàu th́ được nằm điều ḥa, xem ti vi c̣n người nghèo th́ vừa điều trị vừa phải vật lộn với cảnh chật chội, nóng bức…
|
Cảnh nằm ghép khá phổ biến ở các bệnh viện công. |
Đối xử bất b́nh đẳng
Đối lập với khung cảnh mát mẻ, thoải mái tại các khu điều trị dịch vụ là cảnh chật chội, nhễ nhại tại các khu khám và điều trị thường. Nhiều người khi đi qua các khu điều trị dịch vụ, thấy người bệnh ở đây nằm một ḿnh một giường, trên có điều ḥa, dưới có ti vi, tủ lạnh, pḥng được trang trí khá đẹp và ấm cúng, nh́n lại cảnh người nhà ḿnh điều trị cùng một BV nhưng phải nằm trên chiếc giường ghép thêm 2 bệnh nhân không khỏi chạnh ḷng.
Đa số người bệnh sau tâm trạng tủi thân, cam chịu là sự bức xúc đối với lối đối xử bất b́nh đẳng này. BV tư đành, đằng này họ vào khám và điều trị tại BV công. Trong khi đất đai, cơ sở hạ tầng, rồi các máy móc thiết bị đều của Nhà nước; lương của đội ngũ bác sỹ và nhân viên y tế cũng do Ngân sách nhà nước chi trả, tại sao lại phân chia thành hai khu vực khám chữa bệnh khác nhau?, tại sao có sự phân biệt bất b́nh đẳng giữa người giàu và người nghèo?.
Công bằng ở đâu khi các pḥng điều trị thường th́ bệnh nhân nằm chen chúc nhau, ngay cả các bệnh nhân trên tay phải truyền thuốc vẫn bị đẩy ra ngoài hành lang hay góc cầu thang nằm, ngồi vạ vật th́ tại các khu điều trị dịch vụ, mỗi bệnh nhân một giường, hoặc một bệnh nhân một pḥng, thậm chí có lúc pḥng dịch vụ c̣n để trống.
“Nguyên nhân của t́nh trạng trên là do bất cập từ cơ chế tài chính. BV cũng chẳng muốn làm như vậy những nếu không tự chủ được tài chính th́ bệnh viện chỉ c̣n nước... đóng cửa”, đó là câu trả lời của hầu hết các lănh đạo BV khi đề cập đến vấn đề này.
Ông Nguyễn Huy Bạo, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, kinh phí của thành phố cấp cho BV chừng 22 tỷ đồng/năm, chiếm trên dưới 10% tổng kinh phí hoạt động trong một năm của BV. Số tiền c̣n lại, BV phải tự xoay sở.... “Chúng tôi mở các khoa khám dịch vụ là để đáp ứng khả năng chi trả của người bệnh. Họ đến là hoàn toàn tự nguyện. Nếu bệnh nhân nào không đủ tiền chi trả th́ xin mời xuống chỗ khám thường để chờ đến lượt ḿnh th́ khám, chứ tiền bỏ ra ít mà đ̣i khám nhanh th́ làm sao chúng tôi đáp ứng được”, ông Bạo phân trần.
Cùng chung quan điểm trên, ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng Pḥng Tài chính - Kế toán, BV Nhi Trung ương thừa nhận: Ngân sách nhà nước cấp cho BV không đủ để trả lương cho các bác sỹ, nhân viên y tế. Trong khi giá dịch vụ lại không phù hợp với chi phí thực tế buộc BV phải tự xoay từ các nguồn khác để bù đắp những khoản thiếu hụt.
Ngân sách nhà nước bao cấp cho người giàu
Theo thạc sĩ Đặng Bích Thủy (Viện Gia đ́nh và Giới), việc khuyến khích phát triển các dịch vụ đă bổ sung thêm nguồn lực tài chính cho các BV, song cũng gây ra hệ lụy không mong muốn mà người nghèo là đối tượng chịu nhiều tác động bất lợi nhất. Bởi chính sách này đă làm hạn chế sự tiếp cận của người nghèo tới các dịch vụ y tế do không có tiền để trang trải chi phí khám chữa bệnh.
Nhiều ư kiến cho rằng, Nghị định 43 cho phép các BV công được mở các dịch vụ khám chữa bệnh là chưa hợp lư. Nó tạo ra đặc quyền, đặc lợi cho khu vực y tế công, nhất là các BV lớn. Đành rằng cần có cạnh tranh trong ngành y tế nhưng cạnh tranh kiểu này chỉ có dân nghèo là thiệt tḥi hơn cả.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đă thừa nhận cơ chế tài chính cho y tế ở Việt Nam hiện có nhiều bất cập.
Theo bà Kim Tiến, phân bổ ngân sách theo tiêu chí đầu vào (biên chế, số giường bệnh), không dựa vào hiệu quả hoạt động và kết quả đầu ra, nên đă bao cấp ngược cho BV khi BV tuyến trên nhận được nhiều kinh phí nhất, tuyến thấp hơn ít kinh phí hơn. Trong khi xét về hiệu quả, người nghèo ít có cơ hội tiếp cận BV tuyến trên, ngân sách do đó đă chủ yếu bao cấp cho người giàu.
Nếu ở các nước phát triển, ngân sách, bảo hiểm y tế, viện trợ chiếm 80-90% tổng chi cho y tế th́ ở Việt Nam, chi trực tiếp từ tiền túi người dân chiếm đến 40,9%. Đây là tỉ lệ rất cao so với thế giới và là thách thức lớn với mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Vân Anh