Ngày 24/5, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đă báo cáo kết quả sơ bộ công tác thám sát khảo cổ học tại di tích Quan Tượng Đài - đài thiên văn cổ triều Nguyễn cũng như đài thiên văn cổ duy nhất c̣n lại tại Việt Nam.
Di tích Quan Tượng Đài tọa lạc trên pháo đài Nam Minh, phía tây nam Kinh thành Huế. Đây từng là nơi cơ quan Khâm Thiên Giám đặt đài quan sát các hiện tượng thời tiết, dự báo khí tượng thủy văn cho triều đ́nh Nguyễn. Trên đài này, vua Minh Mạng đă cho dựng đ́nh Bát Phong năm 1827. Cuối thời Nguyễn, cùng với sự suy tàn của triều đại, hoạt động của cơ quan Khâm Thiên Giám dần dần bị thu hẹp và triệt tiêu. Quan Tượng Đài hiện chỉ c̣n là phế tích. Đây là đài thiên văn cổ duy nhất của các vua chúa c̣n lại tại Việt Nam - một công tŕnh vô cùng độc đáo.
Được sự đồng ư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Quyết định số 687/QĐ-VHTTDL ngày 27/2/2012 về việc cho phép khai quật khảo cổ di tích Quan Tượng Đài. Từ tháng 4/2012, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đă triển khai hoạt động thám sát khảo cổ tại đây nhằm t́m hiểu vị trí, kích thước, cấu trúc nền móng của kiến trúc đ́nh Bát Phong trên Quan Tượng Đài; xác định kích thước cấu trúc của hệ thống thoát nước, nền di tích, hệ thống bậc cấp, v...v..nhằm thu thập các chứng cứ khoa học cho việc tu bổ, phục hồi di tích trong tương lai.
Các chuyên gia tại đài thiên văn cổ c̣n lại duy nhất
Tại buổi báo cáo, nhóm khảo cổ cũng đă nhận được nhiều ư kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các phóng viên và các thành viên của Hội đồng Khoa học Trung tâm về những giả thuyết đặt ra cho một số nghi vấn c̣n tồn tại xung quanh việc xác định màu sắc ngói lợp công tŕnh, chức năng của một số di vật hiện c̣n lại.
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đă triển khai 3 hố khai quật để t́m hiểu cấu trúc của nền đài, đ́nh Bát Phong, bậc cấp lên xuống và móng. Kết quả cho thấy, nền gốc của di tích xuất lộ một số mảng gạch Bát Tràng trong t́nh trạng bị dập vỡ; đ́nh Bát Phong có cấu trúc h́nh bát giác, nền móng của công tŕnh này c̣n khá nguyên vẹn.
Nền Quan Tượng Đài
Ngay dưới hệ thống tường bao khu vực nền đài đều được trổ các lỗ thoát nước mặt. Tuy nhiên các lỗ thoát nước đều cao hơn nền sân từ 12 đến 14cm. Vật liệu chủ yếu mà người xưa dùng để xây dựng công tŕnh này là gạch vồ, đá Thanh (chân đá táng), gạch Bát Tràng, ngói lưu ly, vữa vôi, đá gan gà...
Dựa trên những kết quả khảo cổ bước đầu, công tác nghiên cứu, thiết lập hồ sơ khoa học cho di tích Quan Tượng Đài sẽ tiếp tục được thực hiện để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của di sản trong thời gian sắp đến.
Xin giới thiệu đến độc giả những h́nh ảnh về đài thiên văn cổ nhất Việt Nam hiện c̣n sót lại tại Huế vừa được khai quật:
Đường dẫn lên Quan Tượng Đài
Đài được đúc bằng đất, đá và gạch kiên cố
Những bậc cấp là đá thanh được khắc chữ Hán
Đá nằm vương văi có khắc chữ
Nền c̣n lại của đ́nh Bát Phong - nơi các quan đứng để quan sát thiên văn
Phần bên của đ́nh Bát Phong
Các khối đá để dựng cột đ́nh
Mảnh sành sứ c̣n sót lại của mái ngói đ́nh
Hố đào thám sát
Gạch, đá chất chồng để nghiên cứu
Đài thiên văn cổ này nh́n ra sông Hương và hướng Nam kinh thành Huế. Những hiện tượng thời tiết thông thường như mưa, nắng, gió và các hiện tượng bất thường như hạn hán, lũ lụt đă được ghi nhận từ đây rồi báo cáo về cho vua nhằm có kế hoạch ứng phó trong triều đ́nh và dân chúng
Nền gạch Bát Tràng cổ
Đá tảng cỡ lớn
Gạch cũng được đóng dấu của triều đ́nh vua Nguyễn
Dấu thời gian
Những bí mật của Quan Tượng Đài thời gian tới sẽ được giải mă toàn bộ
Đài thiên văn cổ duy nhất c̣n lại tại Việt Nam sẽ là một địa điểm tham quan thú vị sau khi công tác khai quật hoàn tất
Đại Dương
theo dantri