Từ giữa tháng 4 đến nay, ở nhà và những nơi bé Thùy đến liên tục xảy ra các vụ cháy "bí ẩn", phát sinh những giả thiết cháu có khả năng phát năng lượng gây cháy hoặc "tự đốt". Nhiều nhà khoa học đă vào cuộc nhưng chưa đưa ra kết luận có cơ sở.
Từ trung tuần tháng trước, trong nhà bé Thùy (TP HCM) có hiện tượng chập điện, các cầu dao nguồn bị cúp liên tục. Sau đó hiện tượng hỏa hoạn "bí ẩn" tiếp tục. Các vật bị cháy đều từ từ sủi lên giống như bị hơ lửa ở ngoài rồi cháy vào trong, kiểm tra không thấy dấu hiệu chập điện. Để đảm bảo an toàn, hai chị em Thùy lần lượt được bố mẹ gửi sang nhà người quen ở. Song tại những nơi bé Thùy đến lại tiếp tục xảy ra cháy. Thậm chí sáng 8/5, ở trường bé học cũng xảy ra 3 vụ hỏa hoạn tương tự.
Trung tâm Cảm xạ địa sinh học thuộc Đại học Quốc tế Hồng Bàng là đơn vị khoa học đầu tiên được gia đ́nh nhờ giúp đỡ, đă cho Thùy đeo một chiếc ṿng đá thạnh anh đen để "trấn nguồn năng lượng phát ra". Trong 2 ngày, hiện tượng cháy hết nhưng bé lên cơn co giật nên đă tháo ṿng ra. Ngày 30/4 gia đ́nh đưa cháu đi tắm biển để "hạ hỏa" nhưng hiện tượng cháy tiếp tục xảy ra ở những khách sạn nơi bé nghỉ. Trở về nhà lại tiếp tục có những vụ cháy nhỏ từ quần áo, giường tủ, xô nước...
Đỉnh điểm là vụ hỏa hoạn hôm 12/5 thiêu rụi toàn bộ tầng 3 nhà cô bé. Cảnh sát Pḥng cháy chữa cháy phỏng đoán nguyên nhân là do chập dây điện âm tường của hệ thống đèn ngủ. Tuy nhiên một cảnh sát trực tiếp chữa cháy cho biết, kết luận trên cũng chỉ là phán đoán chứ chưa xác minh cụ thể. Sắp tới vụ việc sẽ được điều tra lại.
Khi hiện tượng cháy vượt ngoài tầm kiểm soát của gia đ́nh, anh Vũ đă gửi email đi khắp nơi để cầu cứu, nhờ can thiệp để giúp con anh được trở lại cuộc sống b́nh thường.
Trường Đại học Hồng Bàng là đơn vị đầu tiên thành lập đoàn khoa học "nghiên cứu" cháu bé một cách trực quan, cùng ăn ngủ, thậm chí đưa đón cháu đi học. Phát biểu hôm 16/5, đại diện đoàn cho biết kết quả chụp RFI thấy bán cầu năo phải của Thùy có hào quang lạ không ngừng phát triển, đặc điểm này gắn liền với khả năng tư duy trừu tượng, tôn giáo tâm linh, triết học hoặc nghệ thuật, hội họa. V́ thế vị này nhận xét cô bé là "một tài sản quư và cần được bảo vệ".
Sau đó một đoàn khoa học vật lư khác cũng vào cuộc đo điện trở trên da bé Thùy và các thông số vật lư, song vẫn chưa t́m được nguyên nhân. Cô bé "gây cháy" cho biết b́nh thường trong người em chỉ cảm thấy hơi nóng, nhưng mỗi lần mệt mỏi và cảm nhận nhiệt độ cơ thể tăng rơ rệt là có vật dụng bốc cháy.
Ngày 18/5 đoàn nhà khoa học Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (từ Hà Nội) đến nhà bé Thùy và lần đầu chứng kiến hỏa hoạn. Giữa trưa hôm đó, vừa nghe tiếng bé Thùy hét lớn "có cháy", mọi người đổ xô đi t́m th́ thấy đống quần áo trong chiếc tủ gỗ bốc khói và "sủi lên". Lúc đó, cô bé ở một căn pḥng khác pḥng có tủ quần áo cháy. Xem clip hiện trường.
Một nhúm quần áo cháy lấy từ hiện trường hôm 18/5. Sau đó, trong hội thảo diễn ra chiều 19/5, các nhà ngoại cảm cho rằng trong người bé Thùy có một luồng năng lượng không ổn định. Khi nguồn năng lượng này lên cao là lúc em "phát hỏa".
Trái lại, ngay hôm sau, đoàn khoa học của Đại học Hồng Bàng cho rằng nguyên nhân các vụ cháy có thể do bé Thùy "tự đốt" bằng "đèn kḥ" của Trung Quốc nên tuyên bố rút khỏi cuộc nghiên cứu. Theo dơi vụ việc, nhiều nhà khoa học đánh giá công bố trên của Đại học Hồng Bàng là "thiếu cơ sở và không nghiêm túc" v́ không đưa ra được chứng cứ chứng minh.
Gia đ́nh bé Thùy cho biết rất sốc về kết luận "bé tự đốt". "Nếu khảo sát thấy thực sự là con tôi đốt th́ tôi muốn biết cụ thể bằng chứng để yên tâm. Đằng này Đại học Hồng Bàng đưa ra kết luận mà không chứng minh cụ thể đă rút lui", mẹ cháu bức xúc. Sau đó gia đ́nh tiếp tục gửi thư nhờ các tổ chức khoa học uy tín khác vào cuộc. Hiện Liên hiệp Khoa học UIA và Viện H́nh sự (Bộ Công an) đă nhận lời t́m hiểu vụ việc. Dự kiến một nhóm nhà khoa học Israel cũng sẽ đến TP HCM gặp gỡ bé gái 11 tuổi này.
* Tên hai cha con đă được thay đổi theo yêu cầu gia đ́nh
Thi Trân - VNE