Lâu lắm rồi, quả 11m mới lại là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các đội đá bán kết Champions League như mùa này.
Quả 11m hỏng của Messi dẫn tới những hệ lụy khiến Barca đau đớn nh́n Chelsea đi tiếp, cũng như những quả 11m cân năo tại Bernabeu đă giúp Bayern đánh bại Real. Trong trận chung kết vào ngày 20/5 tại Munich, những quả 11m lại đóng vai tṛ quyết định trong cuộc chiến giành vương miện Champions League.
Tính từ đầu thiên niên kỷ mới, có đến 4/11 trận chung kết Champions League phải giải quyết bằng loạt sút luân lưu 11m: Bayern thắng Valencia năm 2001, Milan thắng Juventus năm 2003, Liverpool thắng Milan năm 2005 và M.U thắng Chelsea năm 2008.
Cũng tính từ mùa bóng 2000/01 đến nay, chỉ có 1 lần Champions League trải qua 3 trận chung kết liên tiếp mà không có màn “đấu súng”. Đấy là giai đoạn 2009-2011, khi Barca làm mưa làm gió bằng lối chơi tiqui-taca gần như vô đối, vô địch các năm 2009 và 2011, với sự trên cơ rơ rệt so với đối thủ của họ trong trận chung kết (đều là M.U). Giờ đây, Barca đă bị loại. Xác suất trở lại của màn “đấu súng” trong trận chung kết Champions League năm nay là cao hay thấp? Mỗi người tự suy luận vậy.
|
Pha đá penalty hỏng của Messi giúp Chelsea vào CK |
Không phải ngẫu nhiên mà 2 trận bán kết lượt về của Champions League mùa này có đến 3 quả phạt đền và một loạt sút luân lưu 11m. Hơn nửa số lần sút 11m luân lưu (5/9 quả) bị hỏng. Có 1/3 quả phạt đền bị hỏng (Messi hỏng, Ronaldo và Robben ăn). Tóm lại, có đến 6/12 quả phạt đền hoặc sút luân lưu không thành bàn. Đấy rơ ràng là xác suất quá cao.
Người ta đă nói rất nhiều về sự “vô duyên” của Messi khi anh sút hỏng phạt đền trong trận gặp Chelsea. Nhưng thiển nghĩ, nói vậy th́ quá bất công đối với thủ môn Cech. Chính Cech đă gây áp lực nặng nề cho Messi, bằng bản lĩnh và sự thông minh của ḿnh. Anh quyết không đổ người cho đến tận lúc Messi sút bóng. Anh c̣n “dọa” Messi bằng các động tác tay liên tục trước khi Messi sút bóng. Phải chăng, Cech đă làm cho Messi mất tự tin, “buộc” Messi phải thay đổi quyết định vào thời khắc cuối cùng và sút bóng lên cao thay v́ sút về một trong hai góc như thường thấy? Tùy ư mỗi người (riêng người viết thấy phục Cech hơn là thấy Messi “vô duyên”). C̣n một điều nữa, khá rơ ràng: cầu thủ sút 11m trong các trận đấu quan trọng luôn chịu áp lực rất lớn, và đó là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ sút hỏng khá cao. Cụ thể: 6/12 quả sút hỏng là một tỷ lệ cao đến mức miễn bàn!
Kết quả nghiên cứu cùng những kết quả thực tiễn cho thấy: 60% chiến thắng trong những loạt sút luân lưu 11m quan trọng thuộc về đội sút trước. Trong thể thao đỉnh cao, khi mà người ta luôn t́m mọi cách để hướng các cuộc cạnh tranh đến mức độ công bằng nhất có thể, th́ cái tỷ lệ 6-4 kia là một con số... khó chấp nhận. Sự may rủi trong việc bốc thăm chọn thứ tự sút 11m luân lưu xem ra đă chi phối cuộc chơi quá nhiều. Giới nghiên cứu lập luận: khi bạn sút trước mà thành công (và đương nhiên khả năng sút thành công phải cao hơn khả năng sút hỏng), th́ áp lực đối với người sút sau sẽ tăng vọt. Đấy là nguyên nhân dẫn tới xác suất chiến thắng 6-4 cho đội được sút luân lưu trước.
Hăy trở lại với thực tại. Khi người ta quá thiên về sự thận trọng trong các trận đấu lớn, và nhất là khi mà các trận chung kết lớn diễn ra giữa hai đội ngang về đẳng cấp, th́ chẳng có ǵ lạ khi kết quả cuối cùng phải được giải quyết trên chấm 11m. Trận chung kết Champions League năm nay quả có xác suất đá 11m không thấp chính v́ điều này. Chelsea hẳn sẽ không lấy làm khó chịu khi họ đưa được trận đấu trên sân Allianz Arena của Bayern đến màn so tài 11m luân lưu. Trong trường hợp ấy, Bayern cũng không đến nỗi thất vọng, v́ họ có Manuel Neuer, cũng v́ họ là... một đội bóng Đức. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Đức gần như luôn thắng khi đá 11m luân lưu!
Theo Bongdaplus