Các học viên Mỹ chủ yếu quan tâm đến thể chế chính trị, quá tŕnh hoạch định chính sách, Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc…
Lớp học 1 tuần dành cho các quan chức cấp cao Mỹ.
Cách đây không lâu, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc đă đón một tốp học sinh đặc biệt. 12 quan chức chính trị cấp cao đến từ các bộ ngành của Mỹ như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc pḥng, Bộ An ninh Quốc gia, Hải quân đến Đại học Thanh Hoa tham gia “lớp đào tạo quan chức chính phủ cấp cao Trung-Mỹ” khóa 2.
Chương tŕnh này do Đại học John Hopkins Mỹ và Học viện Hành chính Liên bang Mỹ - cơ quan đào tạo quan chức trực thuộc Nhà Trắng phụ trách, đến nay đă tổ chức thành công 2 khóa.
Học viên quân đội, t́nh báo Mỹ tăng nhiều
Những học viên này đă tham quan Tử Cấm Thành, ăn vịt quay, đi đường sắt Bắc Kinh… nhưng điều họ quan tâm hơn là thể chế chính trị của Trung Quốc, quá tŕnh hoạch định chính sách và Đại hội 18 sắp tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tôn Triết, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu vấn đề Trung-Mỹ, Đại học Thanh Hoa cho biết: “Các học viên đều tự đăng kư đến đây. Trong số họ có người trực tiếp xử lư các vấn đề Trung Quốc, có người phụ trách các vấn đề mang tính toàn cầu, cấp bậc cơ bản tương đương cấp Vụ, Cục của Trung Quốc”.
So với lớp đào tạo khóa trước, tỷ lệ những người phụ trách các cơ quan quân đội và t́nh báo trong số các học viên được đào tạo lần này tăng lên. Tôn Triết tiết lộ: “Khóa 1 trước đây 2 năm là khoảng 35%, năm nay lên tới 1 nửa”.
Lớp học được tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Căn cứ vào ư kiến và nhu cầu của các học viên này, Đại học Thanh Hoa sắp xếp chương tŕnh dạy học phù hợp, trong 1 tuần đào tạo, “sinh viên” Mỹ sẽ t́m hiểu từ các giáo viên Trung Quốc về chế độ chính trị, t́nh h́nh chính sách về quân sự, ngoại giao, kinh tế thương mại và năng lượng của Trung Quốc, cùng quá tŕnh chi tiết hoạch định chính sách.
Chương tŕnh dạy học c̣n đặc biệt bố trí hoạt động đặt câu hỏi, các học viên có thể hỏi vấn đề ḿnh quan tâm. Không ít quan chức Mỹ không bỏ qua cơ hội hiếm có lần này, vấn đề đưa ra rất sắc nhọn, chẳng hạn “tham nhũng phải chăng đă trở thành một loại văn hóa?”.
Cơ chế hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể phản ánh toàn bộ ư kiến của người dân hay không? Các học giả Trung Quốc đă cố gắng t́m cách để cho các quan chức Mỹ hiểu được Trung Quốc.
Va chạm tăng lên cần hiểu biết
Theo Tôn Triết, lớp học này được đưa ra ư kiến vào năm 2009, mở lớp đầu tiên vào năm 2010, mục đích đào tạo lần này là giới thiệu về “phát triển ḥa b́nh” của Trung Quốc cho các quan chức Mỹ.
Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc và Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quan hệ song phương, nhưng cùng với vị trí quốc tế của Trung Quốc tăng lên, va chạm, xung đột Trung-Mỹ cũng đang tăng lên, đ̣i hỏi hai bên phải tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
Đối với vấn đề này, việc mở lớp học lần này đă phá vỡ mô h́nh tuyên truyền đối ngoại đơn phương truyền thống, khi giới thiệu t́nh h́nh cơ bản của Trung Quốc, sẽ kết hợp tính khách quan, tính học thuật và tính thời sự, lựa chọn những vấn đề mà người Mỹ quan tâm nhất trong quan hệ Trung-Mỹ để tiến hành trao đổi, thảo luận, theo giáo sư Trung Quốc Sở Thụ Long th́ “dùng phương thức thói quen của người Mỹ để giao lưu, nói sự thực và lư lẽ với họ”.
Xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nhiều, trong đó có vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Chuyên gia chiến lược quốc tế, Phó Giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Bắc Kinh Vu Thiết Quân cho rằng, các quan chức Mỹ tích cực tham gia đào tạo, vừa thể hiện sự coi trọng đối với Trung Quốc, vừa thể hiện vị thế quốc tế của Trung Quốc trong quan hệ Trung-Mỹ tăng lên, “Trung Quốc đang có thái độ tự tin hơn để giới thiệu về ḿnh ra thế giới”.
Vu Thiết Quân cho rằng: “Giữa Trung-Mỹ tồn tại sự hoài nghi chiến lược, và sự hiểu biết của tầng trung gian này có thể tăng ḷng tin chiến lược”. Nhưng có nguồn tin đáng tin cậy cho rằng, trao đổi giữa Trung-Mỹ vẫn bị hạn chế, c̣n phải tiếp tục mở rộng độ sâu và độ rộng trong giao lưu.
Theo Tôn Triết, Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao đă hơn 30 năm, trao đổi quan chức hai bên chịu rất nhiều hạn chế. Mặc dù có trao đổi trực tiếp, cũng dừng lại ở giai đoạn mô h́nh đàm phán mặt đối mặt, cách nhau một chiếc bàn dài. “Thiếu sự trao đổi kiểu như Mao Trạch Đông với Nixon, Kissinger”.
Ngoài quan chức, Mỹ cũng muốn nghe được nhiều hơn tiếng nói của “người b́nh thường”. Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman cho rằng, thay đổi quan hệ song phương cuối cùng cần dựa vào trao đổi thương mại, văn hóa và xă hội hàng ngày, “cần tiếp xúc với người dân Trung Quốc (ngoài chính phủ) thật sáng tạo, để cho quan hệ giữa người dân phát triển”.
Trung Quốc có thái độ ngày càng tự tin hơn trong quan hệ với Mỹ, hành động ngày càng cứng rắn hơn ở khu vực biển Đông.
Dưới sự nỗ lực chung của hai bên, trao đổi quan hệ Mỹ - Trung những năm gần đây đang dần h́nh thành cục diện lĩnh vực rộng, tầng nấc nhiều, độ bao phủ rộng.
Lấy “Kế hoạch 100.000 người du học Trung Quốc” của Mỹ làm ví dụ, 3 năm gần đây, có 43.000 sinh viên Mỹ đến Trung Quốc du học, hơn 7.100 hiệu trưởng, giáo viên trường tiểu học, trung học, học sinh đại học, trung học, tiểu học và 2.100 sinh viên của 45 bang nhận được học bổng chuyên nghiệp và hỗ trợ tài chính từ chương tŕnh đào tạo cầu Hán ngữ, đến Trung Quốc học tập.
Chuyên gia quan hệ quốc tế, Phó giáo sư Trung tâm Nghiên cứu Mỹ, Đại học Phục Đán, Trương Gia Đống cho biết: "hai nước chỉ có thái độ thiết thực và mô h́nh tư duy sáng tạo, kiểm soát được bất đồng, mới có thể tạo dựng được một môi trường phát triển ḥa b́nh, ổn định cho hai nước và thế giới".
Việt Dũng (nguồn sina.com)