Mỹ tính can thiệp vào mọi nơi trên thế giới?
Tuyên bố mới của Tổng thống Obama về việc thành lập Ủy ban phòng chống các hành động bạo ngược cuối tháng 4 vừa qua dấy lên nghi ngại Mỹ tính can thiệp vào mọi "ngóc ngách" trên thế giới.
Tổng thống Obama vừa tuyên bố về việc thành lập Ủy ban phòng chống các hành động bạo ngược (Atrocities Prevention Board) và nỗ lực phát triển các chiến lược rộng lớn hơn nhằm tìm ra giải pháp ngăn chặn các cuộc thảm sát đẫm máu hôm 23/4 vừa qua.
Theo Chỉ thị chỉ đạo của Tổng thống (PSD-10) và Chỉ thị của ban lănh đạo Ủy ban trên, trước đó, Mỹ chưa bao giờ đưa ra bất cứ chiến lược toàn diện nào giúp ngăn chặn hiệu quả các hành động bạo ngược bất chấp các cam kết mạnh mẽ của Mỹ kể từ Chiến tranh thế giới 2.
Quan điểm chính sách của chính quyền Obama nhấn mạnh những thất bại của Mỹ trong việc t́m ra giải pháp để chấm dứt các hành động bạo ngược chính là bởi họ thiếu một cơ quan hay một tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và giải quyết các t́nh huống có khả năng dẫn đến các hành động bạo ngược. Bởi v́ thiếu cơ chế giám sát như trên nên Mỹ có thể chậm trễ trong việc đưa ra phản ứng hiệu quả và kêu gọi sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế.
Trong bối cảnh nhiều tầng lớp nhân dân ở nhiều quốc gia trên thế giới đang vùng lên phản đối và thách thức các chính phủ độc đoán, chuyên quyền, quyết định và những nỗ lực của Tổng thống Mỹ được không ít người hoan nghênh. Ngoài ra, đối với phát hiện của ông Obama về sự yếu kém của Mỹ và đồng minh trong việc ngăn chặn các hành động bạo ngược cũng được nhiều người đồng t́nh.
Tuyên bố về việc thành lập Ủy ban phòng chống các hành động bạo ngược (Atrocities Prevention Board) của Tổng thống Obama ngày 23/4 mới đây khiến nhiều người quan ngại, Mỹ tính can thiệp vào mọi cuộc xung đột trên thế giới. Ảnh minh họa:
AFP.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, nếu cuối cùng Mỹ nỗ lực hết ḿnh để thực hiện lời hứa và đổ tiền cho “sứ mệnh” ngăn chặn của họ th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra?
Theo
National Interest, có ít nhất ba lư do để bận tâm về Ủy Ban pḥng chống các hành động bạo ngược của chính quyền Obama.
Thứ nhất, trong tương lai Mỹ hoàn toàn có thể sẽ thực hiện nhiều chiến dịch can thiệp hơn. Một Ủy Ban pḥng chống các hành động bạo ngược sẽ tạo ra một hành lang mạnh mẽ ủng hộ chính sách can thiệp trong chính phủ Mỹ bằng cách làm dấy lên nỗi lo sợ về những phần tử nguy hiểm trên toàn thế giới. PSD-10 tuyên bố : "Ngăn chặn các hành động bạo ngược và diệt chủng là mục tiêu chiến lược của an ninh quốc gia và trách nhiệm đạo đức của Mỹ".
Tuy nhiên, nhiều người cũng sẽ nghi ngờ về chiến lược ngăn chặn của Mỹ là v́ trách nhiệm đạo đức hay thực chất chỉ giúp hợp thức hóa tham vọng Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác trên thế giới. Rơ ràng những ǵ Tổng thống Obama đang kêu gọi sẽ mặc địch quyền can dự của Mỹ vào các cuộc xung đột trên thế giới.
Do đó, có thể giờ đây thay v́ cần lư do chính đáng để can thiệp, Tổng thống Mỹ sẽ cần t́m lư do để không can thiệp. Tuy nhiên, chính quyền Obama sẽ cần phải trả lời những câu hỏi như Mỹ sẽ chịu trách nhiệm can thiệp đối với những hành động bạo ngược như thế nào hay tất cả? Và ở mức độ như thế nào th́ bị coi là bạo ngược?
Nếu không thể trả lời thỏa đáng về các điều kiện để Mỹ ra tay hành động thì tất cả những nỗ lực trên của ông Obama sẽ mang âm hưởng chính trị nhiều hơn là một chính sách hoàn chỉnh.
Thứ hai, Obama lập luận rằng nếu không có những nền tảng như ông đang xây dựng th́ sự lựa chọn của Mỹ sẽ bị giới hạn hoặc là can thiệp toàn phần hoặc là không làm gì hết. Do đó, một chiến dịch can thiệp có đầy đủ cơ sở pháp lư sẽ làm tăng cơ hội cho Mỹ can dự sâu hơn vào các cuộc xung đột trên thế giới. Tuy nhiên, khái niệm can thiệp cục bộ lại là điều không tưởng.
Trên thực tế ngăn chặn các hành động bạo ngược là một công việc vô cùng khó khăn, nguy hiểm và tốn kém. Không thể phủ nhận rằng có trường hợp, chẳng hạn như Rwanda, Mỹ chỉ cần bỏ chút tâm sức là có thể b́nh ổn t́nh h́nh.
Tuy nhiên, Rwanda chỉ là ngoại lệ khi Bosnia, Syria, Somalia, Sudan đều là những quốc gia mà các vấn đề sẽ không thể được giải quyết nếu không có sự can thiệp sâu sắc vào các cuộc nội chiến đa chiều tại đây và sau đó là quá tŕnh tái thiết đất nước.
Để nhúng mũi triệt để vào các cuộc xung đột tại mỗi quốc gia trên, Mỹ sẽ phải chấp nhận những chiến dịch can thiệp dài đằng đẵng cùng một khoản chi phí kếch xù. Trong bối cảnh Mỹ đang gấp rút tháo chạy cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, theo
National Interest việc cải thiện nền tảng cơ sở cho các chiến dịch can thiệp của chính quyền Obama chưa chắc là một ý tưởng hay.
Cuối cùng, một Ủy ban phòng chống các hành động bạo ngược với mục tiêu cao cả của nó, chung quy lại chỉ chứng minh cho chính sách đối ngoại quân phiệt của Mỹ.
Kể từ sau sự kiện 11/9, Mỹ không tiếc ném hàng tỷ đô la vào các chiến dịch can thiệp vào các quốc gia ở Trung Đông và châu Phi. Tuy nhiên, những chiến dịch này chỉ tổ đổ thêm dầu vào lửa cho các phong trào chống Mỹ. Hơn nữa, ngăn chặn bạo lực bằng bạo lực bởi ỷ vào sức mạnh quân sự hoàn toàn không có bất cứ ư nghĩa ǵ chưa kể việc này c̣n dẫn tới những vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền. Ngăn chặn bạo lực mà không gây ra đổ máu mới thực sự là hành động đáng theo đuổi nhằm để giữ vững hòa bình và ổn định của thế giới.
Bạch Dương (Theo National Interest)