- “Máy bay chiến đấu F-16C/D không có ưu thế rơ rệt, khó thắng được một cuộc chiến, c̣n F-35B có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng, phù hợp nhu cầu…”
Theo tờ “Thời báo Trung Quốc” Đài Loan, mặc dù Bộ Quốc pḥng Đài Loan nhấn mạnh với dư luận rằng, chính sách mua 66 máy bay chiến đấu F-16C/D của Mỹ vẫn không thay đổi, nhưng sau khi (năm 2011) Mỹ đồng ư tiến hành nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16A/B hiện có của Đài Loan, nhà cầm quyền Đài Loan xét thấy ngân sách quốc pḥng ngày càng khó khăn, nếu tiếp tục mua đồng bộ máy bay chiến đấu F-16C/D (đă tăng vọt lên 10,5 tỷ USD, tương đương 300 tỷ Đài tệ), chắc chắn sẽ khó mà gánh được, v́ vậy đă bắt đầu đánh giá lại, trong tương lai không loại trừ khả năng từ bỏ F-16C/D, trực tiếp mua máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Máy bay chiến đấu F-16C do Mỹ chế tạo.
Quân đội Đài Loan lựa chọn mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm
Tờ “Thời báo Trung Quốc” cho rằng, tối ngày 6/5, người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Đài Loan La Thiệu Ḥa nhấn mạnh, hiện nay Không quân Đài Loan tập trung vào phương án nâng cấp F-16A/B, c̣n trong tương lai nếu Không quân đưa ra yêu cầu mua máy bay chiến đấu mới, tính năng của nó đương nhiên phải cao hơn máy bay chiến đấu F-16A/B sau khi được nâng cấp.
Cấp cao Bộ Quốc pḥng Đài Loan tiết lộ, dựa vào tŕnh tự mua sắm, Không quân Đài Loan trước tiên phải hoàn thành việc đánh giá mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ mới, báo cáo sẽ được Bộ Quốc pḥng Đài Loan chuyển giao cho “Pḥng Đánh giá Công tác tổng thể” tiến hành phân tích mô phỏng tính khả thi, tiếp tục tổng hợp các nhân tố như phương hướng sẵn sàng chiến đấu tổng thể trong tương lai, phân phối ngân sách, xem xét toàn diện xem có kiên tŕ mua sắm hay không.
Máy bay chiến đấu F-16A của Không quân Đài Loan.
Chính sách mua sắm F-16C/D có thể thay đổi, cấp cao Quân đội Đài Loan gần đây nhiều lần công khai tiết lộ thông tin này.
Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Đài Loan phụ trách các vấn đề quân chính, Dương Niệm Tổ từng nói ở Viện Lập pháp rằng, do Mỹ đă đồng ư tiến hành nâng cấp F-16A/B cho Quân đội Đài Loan, tính năng rất nhiều hạng mục đă vượt F-16C/D, Đài Loan nếu mua máy bay chiến đấu mới, đẳng cấp máy bay cần cao hơn máy bay chiến đấu F-16A/B sau khi được nâng cấp.
Tháng 9/2011, Bộ trưởng Quốc pḥng Đài Loan Cao Hoa Trụ nói với Viện Lập pháp rằng, từ năm 2007 trở đi, Không quân Đài Loan t́m kiếm chỉ tiêu công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo đă nhấn mạnh đến tính năng cất/hạ cánh ở đường băng ngắn.
Cao Hoa Trụ nói với các ủy viên Viện Lập pháp rằng, trong trường hợp dây chuyền sản xuất F-16C/D đóng cửa, “biết đâu có thể mua được thứ tốt hơn”.
F-35 mới thực sự phù hợp với nhu cầu của Quân đội Đài Loan?
Đối với việc mua F-16C/D hay F-35B, ở Đài Loan dù là quân đội hay các Think Tank tư nhân đều nghiêng về ủng hộ mua F-35B, trong đó nguyên Tư lệnh Tác chiến Không quân Đài Loan Lư Quư Phát là tích cực nhất.
Máy bay chiến đấu tàng h́nh thế hệ thứ năm F-35B (phiên bản hải quân) do Mỹ chế tạo, có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng.
Ông đă có nhiều bài báo kêu gọi: “Đối mặt với gần 2.000 quả tên lửa đạn đạo ḍng DF và các loại vũ khí tiên tiến khác của Trung Quốc, có khả năng “tấn công chính xác, liên tục làm tê liệt” đối với hệ thống chỉ huy tác chiến và đường băng sân bay dành cho máy bay chiến đấu của Đài Loan, F-16C/D (phụ thuộc vào đường băng) có chịu nổi một cuộc chiến hay không?”.
Lời kêu gọi này không chỉ có ở Đài Loan. Trong một bản báo cáo nghiên cứu có tiêu đề “Eo biển đáng sợ”, Công ty RAND Mỹ từng chỉ ra rằng: “Trong hai tuần đầu không có sự viện trợ của quân Mỹ, nếu Không quân Đài Loan điều động toàn bộ máy bay chiến đấu, tỷ lệ đáp trả thành công đối với Quân đội Trung Quốc là 60%; nếu số lượt cất cánh giảm xuống một nửa, tỷ lệ đáp trả thành công giảm xuống c̣n 40%. Tỷ lệ điều động cao hay thấp, ở mức độ rất lớn phải xem sân bay có thể hoạt động b́nh thường hay không”.
Công ty RAND từng đưa ra kết luận, khi một quả tên lửa đạn đạo DF-15 của Quân đội Trung Quốc mang theo 500 kg đầu đạn thông thường, có thể tạo nên hố bom trên mặt đất có đường kính khoảng 40 m. Chiều dài đường băng sân bay phần lớn là 2.000-3.000 m, chỉ cần 2-3 quả tên lửa bắn trúng các địa điểm khác nhau của đường băng th́ có thể làm tê liệt căn cứ có vài chục máy bay chiến đấu tốc độ cao.
Tên lửa đất đối đất DF-15 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc.
Một bài báo khác của tờ “Thời báo Trung Quốc” b́nh luận, cùng với việc xuất hiện máy bay chiến đấu tàng h́nh J-20 của Quân đội Trung Quốc, cuộc chiến giành quyền kiểm soát trên không ở eo biển Đài Loan đă chuẩn bị bước vào thời đại máy bay chiến đấu tàng h́nh.
Có được máy báy F-16C/D cũng khó khăn như máy bay F-35, quân đội sao không nh́n vào nhu cầu tác chiến quân sự, trực tiếp đề xuất với Mỹ mong muốn mua máy bay chiến đấu F-35B có khả năng cất/hạ cánh cự ly ngắn, có bị từ chối th́ cũng không bị thiệt hại.
Đài Loan – một đ̣n bẩy cho chiến lược hướng Đông của Mỹ
Đối với quan điểm Đài Loan muốn mua F-35B, ngày 7/5, chuyên gia quân sự Trung Quốc Bành Quang Khiêm trả lời phỏng vấn tờ “Thời báo Hoàn Cầu” cho rằng, đây là một sự thăm ḍ, cuối cùng Mỹ có bán loại máy bay chiến đấu tàng h́nh này cho Đài Loan hay không c̣n chưa biết, bởi v́ điều này không phải là một vấn đề quân sự, mà là một vấn đề chính trị.
Mỹ thực sự coi Đài Loan là một điểm tựa để chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang hướng Đông. Bán vũ khí cho Đài Loan, không phù hợp với lợi ích của Đài Loan, nhưng phù hợp với lợi ích chính trị và kinh tế của Mỹ.
Máy bay chiến đấu tàng h́nh J-20 của Trung Quốc.
Bành Quang Khiêm cho rằng, nh́n vào sức mạnh kinh tế, Đài Loan khó có thể gánh được sức ép vừa cải tạo máy bay chiến đấu cũ, vừa mua máy bay chiến đấu mới.
Theo báo giới Nhật Bản, đơn giá mua F-35 của Nhật Bản đă hơn 200 triệu USD, chắc chắn điều này vượt xa dự toán của Đài Loan.
Huống hồ, máy bay chiến đấu F-35 hiện c̣n có nhiều vấn đề công nghệ, chưa đến bước định h́nh đầu tư sản xuất.
Để tiết kiệm chi tiêu quốc pḥng, một số đồng minh của Mỹ đă tŕ hoăn mua F-35 cũng khiến cho tiến tŕnh nghiên cứu phát triển F-35 bị ảnh hưởng, Australia vừa quyết định lùi lại 2 năm kế hoạch mua 12 máy bay F-35.
Đông B́nh (Theo báo Quang Minh)