Đến nay các tỉnh, thành trên cả nước đă hoàn thành công tác tổng kết thi hành Hiến pháp 1992. Chính phủ cũng vừa chính thức có báo cáo gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng.
Tại cuộc họp báo mới đây, PGS, TS Hoàng Thế Liên Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng thời là người phát ngôn của Ban chỉ đạo (BCĐ) tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ đă trả lời nhiều câu hỏi của báo giới xung quanh các vấn đề lớn như: Sở hữu đất đai, mô h́nh chính quyền địa phương, quyền công dân…
- PV: Chế định sở hữu đất đai là một nội dung quan trọng trong tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Vậy đến nay, BCĐ đă nhận được những đề xuất cụ thể ǵ, thưa ông?
+ Thứ trưởng Hoàng Thế Liên: Hiến pháp 1980, chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai đă được đề cập. Từ đó đến nay, nhiều văn bản Luật cũng được xây dựng để triển khai trên thực tế. Tuy nhiên, quá tŕnh triển khai nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Do thời gian tổng kết thi hành ngắn (khoảng 3 tháng) nên hiện chưa làm rơ được hạn chế là do Hiến pháp hay do văn bản pháp luật và các hướng dẫn thi hành chưa đáp ứng được tinh thần cũng như yêu cầu của Hiến pháp.
Song phần lớn ư kiến vẫn đề nghị giữ nguyên chế định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" và chú trọng tốt hơn nữa quá tŕnh thể chế hóa vào luật, nghị định. Ngoài ra, cũng có ư kiến cho rằng nên quy định rơ đất đai thuộc sở hữu Nhà nước v́ nếu sở hữu toàn dân th́ tính cụ thể chưa rơ về mặt chủ sở hữu. Một số ư kiến khác lại đề xuất, trong t́nh h́nh hiện nay nên đa dạng hóa sở hữu đối với đất đai.
- PV: Xin ông cho biết, nếu chế định sở hữu toàn dân chưa rơ về mặt chủ thể, vậy tại sao BCĐ không đề xuất đa h́nh thức sở hữu đất đai gồm: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân để rơ chủ thể và giảm tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này?
+ Thứ trưởng Hoàng Thế Liên: Trên đây mới chỉ là đề xuất và nêu hiện tượng, chắc ǵ đă phải đất đai sở hữu toàn dân đẻ ra tham nhũng, tiêu cực. Do đó, cần phải tiếp tục thảo luận, khảo sát và chứng minh rơ hơn, thuyết phục. Phương án nào thuyết phục hơn th́ sẽ được chấp nhận.
Tôi đă theo dơi việc ban hành Luật Đất đai năm 1987, 1993, nay nếu quay lại sở hữu tư nhân đất đai là vấn đề rất lớn để xử lư thực tiễn đặt ra.
- PV: Vậy chúng ta có đánh giá việc thể chế hóa, ban hành các văn bản pháp luật để đảm bảo thực hiện Hiến pháp hay không?
+ Thứ trưởng Hoàng Thế Liên: Có chứ! Không những thế, đây c̣n là vấn đề rất lớn cần phải được tổng kết, nghiên cứu kỹ lưỡng để có đánh giá khách quan quá tŕnh xây dựng pháp luật thực thi Hiến pháp 1992, làm rơ thành tựu đạt được và mặt c̣n hạn chế. Bởi sau nhiều năm thi hành Hiến pháp 1992 vẫn c̣n nhiều vấn đề chưa được thể chế hóa đầy đủ, sâu sắc.
Hiện Bộ Tư pháp đang tổng kết chuyên đề xây dựng pháp luật bảo đảm thực thi Hiến pháp 1992. Kết quả của chuyên đề này sẽ cho chúng ta thấy để thi hành Hiến pháp 1992 đă có bao nhiêu luật, pháp lệnh được ban hành, đă bao quát đầy đủ các lĩnh vực chưa? Trong quá tŕnh xây dựng pháp luật gặp khó khăn ǵ từ chính phía quy định của Hiến pháp. Tổng kết chuyên đề này sẽ góp phần quan trọng vào việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
- PV: Việc sửa đổi Hiến pháp lần này, dư luận và người dân cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề về quyền công dân. Những quy định về quyền công dân sẽ được quy định như thế nào để đảm bảo được thực thi cao hơn trong thực tế, thưa ông?
+ Thứ trưởng Hoàng Thế Liên: Cơ bản Hiến pháp 1992 quy định về quyền công dân là rất tốt. Tiến bộ của Hiến pháp 1992 là nói đến quyền con người. Song, Hiến pháp hiện hành chưa tách bạch rơ quyền con người và quyền công dân. Một số quyền ghi trong Hiến pháp nhưng chưa được thực hiện do chưa có luật như biểu t́nh, lập hội.
Do đó, lần sửa đổi này, sẽ tập trung vào việc quy định rơ quyền con người, quyền công dân, cơ chế đảm bảo thực thi các quyền này. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng và đảm bảo quyền này.
Chúng tôi đề xuất theo hướng đă là quyền cơ bản của công dân th́ phải được đảm bảo thực thi bằng luật và chỉ bị hạn chế bởi luật.
- PV: Về việc xây dựng chính quyền đô thị, tới đây sẽ có những đề xuất cụ thể ǵ, thưa ông?
+ Thứ trưởng Hoàng Thế Liên: Hiến pháp 1992 hiện hành chỉ quy định là tổ chức chính quyền theo luật định. Đến Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 vẫn giữ tinh thần như Hiến pháp 1980.
Nhưng lần sửa đổi này, tinh thần là tổ chức chính quyền khác nhau ở các cấp khác nhau, giữa đô thị và nông thôn khác nhau.
Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 5, Quốc hội đă có Nghị quyết thí điểm không tổ chức HĐND ở cấp huyện, quận, phường, nên tới đây, có thể đề xuất chính thức hóa việc thí điểm này.
Chính phủ đề xuất, HĐND, UBND (gọi chung là chính quyền địa phương) chủ yếu là thực hiện quyết định văn bản của cơ quan cấp trên, nhấn mạnh chức trách chấp hành văn bản cấp trên. HĐND, UBND có quyền tự chủ nhưng trong khuôn khổ được phân quyền, phân cấp theo luật định. Tổ chức chính quyền đô thị là một chính quyền hoàn chỉnh ở cấp TP có HĐND và UBND, c̣n cấp quận, phường chỉ có UBND. Ở nông thôn tổ chức hai cấp chính quyền hoàn chỉnh tại xă và tỉnh.
- PV: Vậy về việc phân công quyền lực Nhà nước, lần này có những đề xuất sửa đổi ra sao?
+ Thứ trưởng Hoàng Thế Liên: Chúng ta không theo nguyên tắc Nhà nước tam quyền phân lập, nhưng có học hỏi những hạt nhân hợp lư của nguyên tắc này. Quyền lực Nhà nước là thống nhất ở Quốc hội, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng hiện nay sự rành mạch, rơ ràng giữa các quyền này c̣n vướng mắc, dẫn đến phối hợp chưa nhịp nhàng.
Chẳng hạn, ở một số nước nói đến tư pháp là ṭa án xét xử, nhưng ở ta nói đến tư pháp c̣n có cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Dẫn đến t́nh trạng một số cơ quan nằm trong hệ thống hành pháp vẫn thực hiện chức năng tư pháp. Lần này, nói rơ lập pháp là Quốc hội, hành pháp là Chính phủ và tư pháp là ṭa án.
- PV: BCĐ có đề xuất ǵ mới về quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ không, thưa ông?
+ Thứ trưởng Hoàng Thế Liên: Hiện nay đang đề xuất theo hai hướng.
Một, nếu vẫn khẳng định Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính cao nhất th́ nhiệm vụ của Chính phủ không có ǵ thay đổi lớn.
Hai, nếu phân tích thực tiễn, đề xuất thuyết phục, khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp th́ thế chủ động của Chính phủ sẽ cao hơn. Lúc đó, Chính phủ giữ vai tṛ khởi xướng, hoạch định, điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực thi Hiến pháp và pháp luật, quản lư Nhà nước các lĩnh vực đời sống xă hội, bảo đảm trật tự công, điều hành thống nhất hệ thống hành chính…
Như vậy, tính năng động và chủ động của Chính phủ cao hơn, đi cùng đó cần cơ chế kiểm soát, giám sát Chính phủ chặt chẽ hơn, tránh t́nh trạng lạm quyền.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thanh Hải - Hồng Sơn