Lo sợ khủng bố, Quân đội Anh bố trí các tên lửa bảo vệ Olympic ở London.
Trên một cánh đồng lầy lội ở vùng ngoại ô London, Quân đội Anh vừa bố trí xong loại vũ khí mà họ hi vọng sẽ không bao giờ phải sử dụng tới: Tên lửa Rapier.
Tên lửa đất đối không The Rapier được trang bị nhằm tiêu diệt những chiếc vật thể bay nhắm vào các sân vận động có sức chứa lên tới 80.000 người trong suốt kỳ Thế vận hội London.
Quân đội Anh khẳng định tên lửa Rapier với tầm bắn 8km sẽ được triển khai như lớp bảo vệ cuối cùng trong hệ thống pḥng vệ chống khủng bố.
Các chuyên gia cho hay khả năng phải sử dụng đến biện pháp này là vô cùng nhỏ hoặc gần như là không.
Tên lửa Rapier được triển khai ở London
Hơn nữa, việc bắn rơi các vật thể bay vẫn tạo ra các mảnh vỡ trên bầu trời và khi rơi xuống, chúng hoàn toàn có thể sát thương và gây cháy rất cao.
"Khi chúng ta khởi động một tên lửa Rapier và bắn rơi một chiếc máy bay chở khách, không phải mọi thứ sẽ biến mất. 100 tấn kim loại và các vật liệu khác sẽ rơi xuống đất" Jan Wind, Đại úy Hải quân Hà Lan nghỉ hưu, Giám đốc Công ty Tư vấn Wiser Hahue nói.
"Nếu chỉ cần một tên lửa Rapier được sử dụng, thiệt hại mà nó gây ra sẽ tương đương với thiệt hại của một vụ khủng bố, chỉ khác nhau về địa điểm xảy ra mà thôi. Theo nghĩa nào đó, nếu chiếc Rapier phải sử dụng những kẻ khủng bố vẫn đạt được mục tiêu của ḿnh”, Wind nói thêm.
Rất hiếm khi Quân đội Anh công bố vị trí triển khai vũ khí nhưng đây là một trường hợp đặc biệt. Họ hi vọng những kẻ nuôi ư định tấn công sẽ phải chùn tay do e ngại sức mạnh của tên lửa cũng như các trang bị quốc pḥng khác như máy bay chiến đấu Typhoon.
Tên lửa đất đối không được đặt cố định ở những nơi diễn ra các hoạt động lớn của thế vận hội Olympic và các sự kiện quan trọng khác trong khuôn khổ giải đấu.
Chính quyền London đang phải đối mặt với sự phẫn nộ của các cư dân trong thành phố khi họ hay tin rằng tên lửa Rapier có thể đang “ngự” ở đâu đó trên mái nhà ḿnh.
Họ cho biết sự xuất hiện của tên lửa gây lên một bầu không khí sợ hăi, điều này khiến nhà chức trách phải công bố chính xác vị trí đặt tên lửa.
Đồng thời, Quân đội Anh sẵn sàng công bố v́ hệ thống pḥng thủ này được xem là nhằm mục tiêu răn đe hơn là triển khai tiêu diệt kẻ thù.
“Quân đội Anh không làm tất cả những việc này chỉ để bắn hạ một vài máy bay khủng bố, họ làm vậy để thể hiện quyết tâm của họ trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố” - Wind phân tích - “Nếu bạn biết, có đến 500 cảnh sát đang đứng ngoài tiệm vàng, bạn sẽ không dám đến để cướp bóc”.
“Những cư dân phản đối việc triển khai các hệ thống tên lửa cần phải hiều được tác dụng răn đe của nó” Ông Bryan McGrath, một chuyên gia tư vấn quốc pḥng độc lập tại Washington D.C khuyến cáo.
“Người Anh nên dự trù cho ḿnh những phương án phải triển khai trong trường hợp xấu nhất của một chuỗi các sự kiện cực kỳ tồi tệ có thể xảy ra.” McGrath nói thêm.
Theo ông McGrath, không có giải pháp hoàn hảo, cần phải nhanh chóng quyết định bắn ra các tên lửa Rapier hoặc Starstreak (các tên lửa lửa có tốc độ và độ chính xác cực cao) để tiêu diệt khủng bố. “Ở thời điểm đó, bạn phải nhanh chóng đưa ra quyết định rằng có bao nhiêu người sẽ phải chết. Đó là một phép tính khủng khiếp bạn phải làm.” Ông nói thêm.
Bộ trưởng bộ quốc pḥng Anh nói quân đội nước này vẫn chưa quyết định nơi cuối cùng đặt các bệ phóng tên lửa. Họ phải cân nhắc giữa những sân vận động Olympic ở phía Đông London nơi diễn ra một số lượng lớn các trận thi đấu trong suốt kỳ Thế vận hội như Wembley (90.000 chỗ), hay Millennium tại Wales và Old Trafford tại Manchester đều có sức chứa lên tới 75.000 chỗ.
Lê Hương (theo AP)