Iran ‘rót’ hơn nửa tỷ USD mua vũ khí trong ba năm qua
Tehran nhập khẩu lượng vũ khí trị giá hơn 350 triệu bảng Anh (568 triệu USD) trong ba năm gần đây, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu các quốc gia thành viên hạn chế cung cấp vũ khí cho Iran từ năm 2007. Tuy nhiên, số liệu mới nhất từ Viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockholm, từ đó đến năm 2010, giới chức quốc gia Hồi giáo vẫn có thể trang bị các loại vũ khí với chi phí lên tới 350 triệu bảng Anh.
Telegraph cho rằng, Nga và Trung Quốc, hai nước vốn ngăn cản Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Iran, chính là hai nhà cung cấp vũ khí chính cho nước này.
Iran "rót" hơn nửa tỷ USD cho vũ khí trong ba năm qua.
Không chỉ Iran dễ dàng “lách luật” mà 10 quốc gia vốn chịu lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc cũng đang tăng cường nhập khẩu mặt hàng nhạy cảm này. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, 10 quốc gia này chi tới 1,4 tỷ bảng Anh để mua vũ khí.
“Việc các nước bị cấm nhập khẩu dễ dàng tiếp cận thị trường vũ khí cho thấy những quy định cấm vận gần đây không hiệu quả. Chỉ cần có nhu cầu, hiện nay bất cứ quốc gia nào cũng có thể sắm vũ khí, bất chấp việc có là đối tượng chịu sự cấm vận hay không”, Anna MacDonald, nhà quản lư chiến dịch kiểm soát vũ khí của Oxfam nhấn mạnh.
Azerbaijan là một ví dụ điển h́nh. Quốc gia này chịu lệnh cấm vận vũ khí của Tổ chức An ninh và hợp tác tại châu Âu, một tổ chức gồm 56 quốc gia thành viên. Dẫu vậy, Azerbaijan vẫn có thể nhập khẩu mặt hàng này với tổng số tiền lên tới 450 triệu bảng Anh trong ṿng một năm từ 2000 đến 2010 và con số này đưa Azerbaijan trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trong số các nước bị cấm vận.
Theo bà MacDonald, một trong những lư do khiến lệnh cấm vận không phát huy hiệu quả là do không có một chế tài rơ ràng cho những nước “xé rào”. Ngoài ra, hiện nay cũng không có một quy định quốc tế cụ thể nào trong lĩnh vực giao dịch thương mại vũ khí.
V́ vậy, các nhà vận động cho rằng, giải pháp hữu ích hiện nay là xây dựng một hiệp ước toàn cầu quy định rơ ràng về các thương vụ vũ khí thông thường.
Theo kế hoạch, vào tháng 7 tới, Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về vấn đề này. Tuy nhiên,
Telegraph cho rằng, những quốc gia như Nga và Trung Quốc vốn đang hưởng lợi rất lớn từ xuất khẩu vũ khí sẽ không dễ ǵ chấp nhận bất cứ quy định nào về việc hạn chế các thương vụ này.
Trà My (theo Telegraph)