Quân đội Mỹ hiện duy tŕ một lực lượng “quân địch” (OPFOR) làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trong trận chiến giả định.
Một trong những đối tượng được “đóng giả’ nhiều nhất là Quân đội Liên Xô hay Nga (hiện tại) và gần đây là cả lính Iraq và Afghanistan.
Quân đội Mỹ tổ chức ba trung tâm huấn luyện và tương ứng là các đơn vị lính Mỹ tinh nhuệ vào vai quân địch, gồm:
Trung tâm huấn luyện quốc gia ở Fort Irwin, bang California (Trung đoàn kị binh thiết giáp số 11);
Trung tâm huấn luyện ở Fort Polk, bang Louisiana (tiểu đoàn 1, Trung đoàn quân dù 509);
Trung tâm huấn luyện đa quốc gia ở Hohenfels, Đức (tiểu đoàn 1, Trung đoàn bộ binh số 4);
Thậm chí, Không quân Mỹ c̣n được tổ chức qui mô hơn thế với các phi đội chuyên đóng giả địch, lấy từ lực lượng Không quân, Không quân Hải quân và Không quân thuộc Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Các đơn vị này đều trang bị vũ khí, khí tài của Nga do Mỹ mua từ các nước đồng minh ở Đông Âu (sau khi Liên Xô sụp đổ) hoặc thu được từ các chiến trường Iraq – Afghanistan.
Đặc biệt, phía Mỹ đă “tân trang, cải tiến” biến xe tăng, thiết giáp, máy bay do nước này sản xuất thành vũ khí Nga.
Dưới đây là một vài h́nh ảnh vũ khí Mỹ “giả” làm vũ khí Nga:
Xe đa dụng Humvee được "cải tiến" thành xe thiết giáp trinh sát BRDM.
Người ta phải chế thêm "lồng sắt" mô phỏng đầu xe BRDM lắp vào Humvee, chiếc xe này vẫn c̣n thiếu tháp pháo thường thấy trên BRDM.
H́nh ảnh trên là xe tăng hạng nhẹ M-551 Sheridan và h́nh dưới là chiếc "T-80 cải tiến từ M-551". Chiếc xe lắp thêm "giáp phản ứng nổ ERA" quanh tháp pháo và mặt trước thân xe, đặc trưng xe tăng Nga.
Một điểm mà có lẽ vin vào đó người Mỹ quyết định chọn M-551 mô phỏng T-80 có lẽ v́ loại tăng này có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua ṇng - đặc điểm hỏa lực không thể thiếu trên xe tăng Nga.
Một chiếc xe thiết giáp chở quân M-113 được cải tiến thành xe chiến đấu bộ binh BMP-2 với phần thân xe được "độ" lên cho giống với thân BMP-2, tháp pháo tṛn với bệ phóng tên lửa chống tăng.
Không giống xe tăng - xe bọc thép có thể lắp thêm ít phụ kiện để trông giống phương tiện cơ giới Nga. Các loại máy bay Không quân Mỹ dùng để đóng giả quân địch chỉ có thể sơn đổi màu, thêm phù hiệu cho giống với Không quân Nga - Xô.
Trong ảnh: cường kích A-4 Skyhawk được dùng để đóng giả MiG-17 trong chương tŕnh TOPGUN. Sở dĩ, người Mỹ chọn A-4 một phần v́ nó có tốc độ tương đương MiG-17 - loại tiêm kích cổ lỗ từng "cơn ác mộng" trên chiến trường Việt Nam đối với phi công Mỹ.
Các máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5E thường xuyên được Mỹ lựa chọn đóng giả tiêm kích MiG. Trong bộ phim Topgun do nam diễn viên Tom Cruise thủ vai, ở đoạn cuối phim là những cảnh một cuộc khống chiến giữa tiêm kích F-14 và những chiếc MiG lạ mặt chính do F-5E đóng.
Hiện đại hơn A-4 hay F-5E, tới lượt tiêm kích thế hệ mới F-15E đóng giả máy bay Nga với màu sơn tương tự ḍng Su-27/30.
Sau F-15 tới lượt tiêm kích đa năng F-16 đổi màu.
Nhưng có lẽ màu sắc sơn trên F/A-18 này là giống hơn với tiêm kích Su-27/30.
F/A-18 với phù hiệu sao đỏ cánh đuôi cùng màu sơn lạ chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay.
Trực thăng UH-1 "vinh dự" đóng giả trực thăng vũ trang Mi-24 với màu sơn đặc trưng và ngôi sao đỏ.
Lê Nam (tổng hợp)
theo đv