Hà Lan - Nỗi lo mới của Eurozone
Hôm thứ 7 vừa qua (21/4), chính phủ Hà Lan đă gặp thất bại trong việc thống nhất cắt giảm ngân sách 14 tỷ euro. Với diễn biến này, dường như châu Âu c̣n lâu mới có thể vượt qua giai đoạn tăm tối.
Willem Buiter, chuyên gia kinh tế trưởng tại Citigroup hồi tháng 10 năm ngoái trong báo cáo với thượng nghị viện Anh đă nhận định Đức là nước duy nhất trong số các nước G7 thực sự được xếp hạng AAA. Mức xếp hạng của các nước c̣n lại phải lệ thuộc vào “ơn Chúa” và các tổ chức xếp hạng. Ở đây, chuyên gia này muốn ám chỉ đến nước Pháp, thế nhưng đây cũng là lời nhắc nhở đối với 3 nước được xếp hạng AAA c̣n lại: Phần Lan, Lucxembourg và Hà Lan. Với việc Hà Lan thất bại trong đàm phán ngân sách và đứng trước nguy cơ bầu cử trước thời hạn, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có lẽ sẽ sớm có lư do để ngừng sốt sắng.
Vấn đề của Hà Lan không phải là khoản nợ công chiếm tới 66% GDP. Theo dự đoán, thâm hụt ngân sách năm 2013 có thể sẽ bằng khoảng 4,6% sản lượng hàng năm, cao hơn mức trần 3% được Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra. Vấn đề của nước này chính là thị trường bất động sản đang đổ vỡ đè nặng lên các hộ gia đ́nh với các khoản thế chấp vượt quá 100% GDP. Tổng số nợ của các hộ gia đ́nh bằng 249% GDP, tỷ lệ cao nhất trong eurozone.
Không giống như Tây Ban Nha và Ireland – những nước mà giá nhà đất sụt giảm đe dọa đến các hộ gia đ́nh và khả năng thanh toán của các ngân hàng, Hà Lan không chứng kiến bùng nổ xây dựng do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ không tăng vọt khi bong bóng bất động sản vỡ. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Lan là dưới 5%. Thế nhưng, các khoản nợ tư nhân đă làm tiêu tan xu hướng tiêu dùng và đầu tư khiến nền kinh tế suy thoái kể từ quư III năm 2011. Các vấn đề về tài khóa của Hà Lan là hệ quả chứ không phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề của nền kinh tế.
Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao các nhà lập pháp Hà Lan lại không thể thông qua khoản cắt giảm ngân sách trị giá 14 tỷ euro. Thị trường đă bắt đầu mất niềm tin vào Hà Lan từ nhiều tháng trước mặc dù nước này vẫn được xếp hạng vàng. Kể cả khi không có sự phản đối của Geert Wilders - lănh đạo đảng Tự do Hà Lan đối với chính sách thắt lưng buộc bụng, việc diễn biến kinh tế gây ra áp lực lên chính trị tương tự như ở các nước Hy Lạp, Ireland và Italia chỉ c̣n là vấn đề thời gian. Sự tụt giảm tín nhiệm của Hà Lan có thể sẽ được không ít Schadenfreude - “những kẻ vui mừng trên nỗi đau khổ của người khác” ở một số nước Nam Âu vui mừng. Các quan chức Hà Lan từng là những người ủng hộ của chính sách thắt chặt tài khóa mạnh mẽ nhất trong các nước ngoại vi eurozone. Thế nhưng, chừng nào các chính trị gia châu Âu vẫn giữ vững quan điểm các nước giàu đóng góp vào quỹ cứu trợ cho các nước nghèo, việc nh́n thấy lần lượt các nước giàu bị tụt hạng tín nhiệm không thể là sự an ủi đối với chính phủ các nước châu Âu.
Thu Hương
Theo TTVN/WSJ
|