Người Di-gan, Slovakia, Đức và Nga, tất cả đều được Séc chính thức công nhận là dân tộc thiểu số. Thế nhưng người Việt Nam, cộng đồng nước ngoài đông thứ ba tại Séc lại không.
![](http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attachmentid=162304&stc=1&d=1335209873)
Người Việt và thủ tướng Nečas, ảnh: Parlamentnilisty.cz.
Ngoài ư nghĩa tượng trưng của danh hiệu này, người Việt sẽ mất đi cơ hội nhận được hàng chục triệu korun từ các khoản hỗ trợ từ nhà nước. Hiện nay, họ đang muốn thay đổi điều này. “Nó sẽ giúp người Việt Nam hội nhập vào xă hội Séc tốt hơn,“ chủ tịch HNVN Hoàng Đ́nh Thắng lư giải ư nghĩa của việc này trước Ban phụ trách các dân tộc thiểu số tại Séc. Hội người Việt Nam tại Séc hiện nay cũng đang kêu gọi các hội công dân khác cùng kí vào đơn đề nghị công nhận cộng đồng Việt Nam là dân tộc thiểu số, rồi tŕnh lên chính phủ vào tháng 10 tới.
Với 60 000 thành viên, người Việt tại Séc sau đó sẽ được chia phần trong khoản tiền 40 triệu korun hỗ trợ từ nhà nước, được bộ Giáo dục và bộ Văn hóa cấp cho các dân tộc thiểu số để tổ chức những ngày lễ hội văn hóa, khóa học tiếng mẹ đẻ hay để thành lập ngành truyền thông của riêng ḿnh. Ở những làng quê, nơi có hơn 10% dân chúng là người Việt Nam (ví dụ các khu biên giới Tây Séc), người Việt sẽ có quyền được thành lập một ban phụ trách dân tộc của ḿnh.
![](http://news.data.vietinfo.eu//2012/04/22/171214/1335114326.5923.jpg)
Người Việt sẽ có thể hoạt động cộng đồng bằng tiền của nhà nước Séc. Ảnh: Mediafax.
Quan trọng nhất, trong ban cố vấn chính phủ sẽ xuất hiện thêm sự có mặt của đại diện người Việt Nam. Tuy chỉ là một vị trí tượng trưng, nhưng một số thành viên trong ban này cho rằng đây chính là chướng ngại vật ngăn cản việc người Việt trở thành dân tộc thiểu số chính thức tại Séc. Việt Nam là một nước có chế độ cộng sản và phi dân chủ, v́ thế sẽ làm rắc rối thủ tục này.
“Đại sứ quán Việt Nam đă tính rằng sẽ đưa vào chỗ đó một người ‘có tư tưởng chính trị phù hợp‘, nghĩa là chống lại thói quen của chúng ta – các dân tộc thiểu số hiện nay đều tự bầu đại diện của ḿnh,“ một thành viên cố vấn chính phủ nói.
Ngoài ra, người Việt cũng đối đầu với một chướng ngại nữa khi đại diện các dân tộc thiểu số chính thức hiện nay sẽ bỏ phiếu về việc liệu có “cho họ gia nhập cùng“ hay không. Khoản hỗ trợ nhà nước dành cho các dân tộc thiểu số nhiều năm nay luôn giảm đi và nếu công nhận thêm người Việt Nam, họ cũng phải sẻ chia chúng, tức nhận được ít tiền hơn.
Tuy nhiên, người Việt hiện nay lại nhận được sự ủng hộ của chủ tịch ban cố vấn chính phủ Karel Schwarzenberg. Trong cuộc họp gần đây, ông đă nhắc đến việc đệ đơn của họ là “hợp pháp“. Trên lí thuyết, ban cố vấn sẽ phải đưa ra nhận định xem liệu có nhận đơn hay không, sau đó sẽ tŕnh lên chính phủ để thông qua. Tuy nhiên, chính phủ hiện tại lại nằm trong cuộc khủng hoảng về sự tồn tại của họ và v́ thế vấn đề cộng đồng Việt Nam trong thời điểm này là khó có thể bàn tính.
Nghiêm Trang – vietinfo.eu
Lucie Kavanová - iHned