Bảo tàng vũ khí hạt nhân của Trung tâm hạt nhân Liên bang Nga trực thuộc Viện nghiên cứu khoa học vật lý thực nghiệm toàn Nga, được thành lập vào năm 1992.
(ĐVO) Tại đây triển lãm các mẫu sản phẩm huyền thoại trong lịch sử của ngành công nghiệp hạt nhân của Liên Xô trước kia và LB Nga ngày nay.
Ngoài ra, ở đây còn trưng bày các mô hình các tổ hợp và các hệ thống độc đáo được xây dựng trên phần diện tích của Viện, nhiều mô hình trong số đó không có phiên bản tương tự trên thế giới.
Các kết quả của những thành tựu to lớn của tập thể và các thành tựu sáng tạo của các cá nhân cũng được trưng bày tại đây.
Trong bảo tàng còn có bộ sưu tập ảnh các Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa, và trưng bày các công trình “Vinh quang lao động của Viện nghiên cứu khoa học vật lý thực nghiệm toàn Nga”.
Dưới đây là một số hình ảnh của bảo tàng, do nhiếp ảnh gia Vadim Savitsky ghi lại:
Khu vực triển lãm chính.
Giữa ảnh là quả đạn pháo hạt nhân đầu tiên của Liên Xô. Đầu đạn do phòng thiết kế số 11 phát triển trong các năm 1953-1956 dưới sự chủ trì của Viện sĩ hàn lâm M.A. Lavrentiev. Các thử nghiệm được thực hiện ngày 18/3/1956 tại bãi thử nghiệm Semipalatinsk.
Trên đây treo là quả bom hạt nhân chiến thuật đầu tiên được sản xuất. Thử nghiệm năm 1953 tại bãi thử nghiệm Semipalatinsk. Quả bom được thả xuống từ máy bay ném bom Il-28 ở độ cao 11 km, vụ nổ đã xảy ra ở độ cao 600 m, sức mạnh đạt được là 28 Kiloton. Trang bị từ 1954 đến 1965. Ảnh:
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô RDS-1. Tuy nhiên nó không được đưa vào trang bị cho quân đội.
Quả bom hydro RDS-6S. Thử nghiệm được tổ chức ngày 12/8/1953 tại bãi thử nghiệm Semipalatinsk. Công suất lên đến 400 Kiloton.
Đầu đạn hạt nhân đầu tiên dành cho tên lửa chiến thuật. Công suất lên đến 10 Kiloton. Tầm bay đến 32 km. Trang bị từ 1960 đến 1967.
Blok đầu đạn nhiệt hạch của tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên có khả năng tự phân tách thành nhiều đầu đạn. Công suất 2 megaton. Tầm hoạt động - 12 ngàn dặm. Được đưa vào trang bị từ năm 1970 đến 1979.
A602EN - Quả bom khinh khí mạnh nhất thế giới từng được thử nghiệm, công suất thiết kế hơn 100 Megaton. Tại cuộc thử nghiệm diễn ra ngày 30/10/1961 tại bãi thử nghiệm Novaya Zemlya mới chỉ thử nghiệm một nửa công suất thiết kế.
Bàn điều khiển nổ của đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Liên Xô.
Danh Nguyễn (tổng hợp)
Theo ĐấtViệt