R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Feb 2008
Posts: 61,375
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 78
|
Nga – Trung tập trận trong bất đồng?
Quân đội Nga và Trung Quốc tiến hành tập trận Hải quân chung trên quy mô lớn bắt đầu từ 22/4, với tên gọi “Phối hợp Hải quân 2012”.
Hạng mục hoành tráng, thông điệp mạnh mẽ
Cuộc tập trận nói trên diễn ra tại Hoàng Hải, ở phía Tây bán đảo Triều Tiên. Nh́n từ góc độ an ninh, đây là khu vực đặc biệt quan trọng và nhạy cảm.
Theo ITAR-TASS, tham gia cuộc tập trận này, về phía Nga, gồm các chiến hạm thuộc Hạm đội Thái B́nh Dương như tuần dương hạm tên lửa Varyag, các khu trục hạm chống ngầm hạng nặng Đô đốc Tributs, Đô đốc Shaposhnikov, Đô đốc Vinogradov, tàu chở dầu Pechenga, tàu kéo MB-37 và SB-522. Phía Trung Quốc có 16 tàu chiến và hai tàu ngầm tham gia cuộc tập trận này.
Trong quá tŕnh diễn ra tập trận, Hải quân hai bên sẽ tiến hành bắn đạn thật tiêu diệt các mục tiêu giả định trên biển và trên không bằng nhiều loại vũ khí khác nhau, chia sẻ thông tin, cung cấp nhiên liệu dự trữ cho hành tŕnh, cùng đi chung ở “vùng nước nguy hiểm” và phối hợp cứu hộ cứu nạn. Kết thúc tập trận sẽ là cuộc duyệt binh hải quân chung hoành tráng.
Các nhà phân tích cho rằng, cuộc tập trận được lên kế hoạch là một hành động đáp trả trước những hành động được cho là mạnh bạo và cương quyết của các Hải quân của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ thể hiện trong cuộc khủng hoảng tên lửa gần đây ở Triều Tiên.
Mục đích thực sự của cuộc tập trận quy mô lớn này là nhằm thể hiện sự thống nhất Nga – Trung trong hành động chống lại liên minh khu vực, dẫn đầu là Mỹ, tạo thành mặt trận thống nhất chống lại những tuyên bố lănh thổ của Nhật Bản.
Kỳ hạm của hạm đội Nga trong cuộc tập trận là tuần dương tên lửa Varyag. Đó là thông điệp chính trị công khai đối với Nhật Bản, khi mà vào năm 1904 trong chiến tranh Nga - Nhật một tàu tuần dương hạng nặng cùng tên của Hải quân Sa hoàng Nga bị người Nhật đánh ch́m tại vịnh Chemulpo. C̣n một cái tên Varyag nữa là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và đang gây ra mối quan ngại lớn giữa các nước trong khu vực, khi mà ưu thế sức mạnh sẽ quá nghiêng về phía Trung Quốc.
Tập trận chung trong bất đồng
Có lẽ các yếu tố khiêu khích nhất của cuộc diễn tập này là cuộc biểu dương lực lượng chung gồm một đội tàu tác chiến hỗn hợp lớn của Nga và Trung Quốc đi qua eo biển hẹp Tsushima (Đối mă), nơi Hải quân Sa hoàng đại bại dưới tay Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Tuy nhiên, ẩn sau những biểu hiện được đăng tải công khai, nào là sự tin tưởng lẫn nhau và t́nh hữu nghị giữa Bắc Kinh và Moscow, có thể là những khó khăn không nói thành lời.
Trung Quốc v́ sự cương quyết của ḿnh trong việc hỗ trợ của B́nh Nhưỡng và lập trường cứng rắn hơn trong các tranh chấp lănh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc, hẳn nhiên là bên nhiệt t́nh hơn trong việc tổ chức cuộc tập trận chung.
Phía Nga, ngược lại, có lo âu nhất định khi tham gia vào cuộc tập trận này, bởi Trung Quốc có mối quan hệ phức tạp với các nước láng giềng trong khu vực, nhất là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, Moscow hy vọng không bị lợi dụng trong cuộc diễn tập sắp tới.
Đáng chú ư trong số các tàu chiến Nga tham gia tập trận lần này có đội tàu của Hải quân Nga vừa kết thúc nhiệm vụ chống cướp biển từ vịnh Aden trở về. Trước đó, đội tàu này đă ghé thăm Việt Nam.
Đội tàu Nga đă ghé thăm cảng Thành phố Hồ Chí Minh, và người Việt Nam đă chào đón họ như những người bạn. Việt Nam mua của Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo trong khuôn khổ chương tŕnh xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh để chống lại những nguy cơ tranh chấp trong tương lai.
Trước đó, ngày 11/4, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa ra một tuyên bố hiếm thấy, nói rằng Bắc Kinh rất không hài ḷng với sự thiếu tôn trọng của phía Nga. “Nga không nên đưa ra một tín hiệu không đúng hoặc nước đôi tại thời điểm cụ thể này”, bài báo có đoạn.
Ngoài ra, c̣n một vấn đề bất đồng giữa hai bên trong cuộc tập trận này, đó là việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và liên lạc trong cuộc tập trận chung. Bắc Kinh muốn dùng tiếng Trung và tiếng Nga, nhưng Moscow bác bỏ ư tưởng này, một mực yêu cầu chỉ sử dụng tiếng Nga trong suốt thời gian tập trận. Bắc Kinh đă có phản ứng với đ̣i hỏi này, tuy nhiên, họ không có lựa chọn nào khác.
“Trong thời gian tập trận chung hải quân Nga – Trung sẽ sử dụng tiếng Nga khi trao đổi thông tin. Quyết định này đă được thông qua khi cuộc họp tham vấn giữa cơ quan Hải quân hai nước kết thúc.”- ITAR-TASS loan báo.
Danh Nguyễn (tổng hợp)
theo đv
|