Tạp chí Forbes mới đây đă khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng tất cả những thứ được gọi là “thịt ḅ Kobe” trên đất Mỹ chỉ là tṛ bịp.
Trong bài viết mang tên “Food’s biggest scam: The great Kobe beef lie” (tạm dịch: “Vụ lừa đảo thực phẩm lớn nhất: Lời nói dối vĩ đại về thịt ḅ Kobe”), tác giả Larry Olmsted của Forbes cho biết không thể mua được thịt ḅ Kobe ở Mỹ.
“Bạn không thể mua được thịt ḅ Kobe ở đất nước này, cho dù trong cửa hiệu, qua thư, hay ở các nhà hàng. Cho dù bạn có chi bao nhiêu tiền, nhà hàng bạn đến sang trọng đến đâu, th́ bạn đều bị lừa với thứ mà họ gọi là “thịt ḅ Kobe”. Thật tiếc khi phải nói với bạn điều này, nhưng nếu bạn không ở châu Á th́ gần như chắc chắn bạn chưa từng được nếm món thịt ḅ Kobe nổi tiếng của Nhật.
“Bạn chỉ có thể đă được ăn món thịt ḅ “nhái Kobe” từ vùng Midwest, Great Plains, Nam Mỹ hoặc Australia, nơi người ta sản xuất loại thịt ḅ mà tôi gọi là “Faux-be”. Cũng có thể bạn đă được ăn thịt ḅ Kobe giả nhập khẩu từ Nhật trước năm 2010. Hiện nay, luật của Mỹ cấm nhập khẩu, thậm chí là xách tay, bất kỳ sản phẩm thịt ḅ nào từ Nhật Bản. Trước năm 2010, chỉ có thể nhập thịt ḅ tươi sống không xương từ Nhật, nhưng không có sản phẩm nào là thịt ḅ Kobe thật. Theo luật của Nhật, thịt ḅ Kobe chỉ có thể là sản phẩm của vùng Hyogo mà Kobe là thủ phủ, mà ở đó lại không có một nhà giết mổ gia súc nào được Cơ quan Quản lư thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USDA) chứng nhập để xuất hàng vào Mỹ.
Một cuộc thi ḅ ở Kobe Ảnh: Getty
Theo Hiệp hội Marketing, phân phối và phát triển thị trường thịt ḅ Kobe của Nhật Bản, nơi thịt ḅ Kobe là một nhăn hiệu thương mại được đăng kư, th́ Macao là thị trường duy nhất nhập khẩu chính thức loại thịt này, và cũng chỉ mới nhập là từ năm ngoái. Bởi thế, giả sử nếu bạn được ăn thịt ḅ Kobe thật ở Mỹ, th́ có lẽ ai đó đă âm thầm giấu thịt đó trong hành lư của họ để mang vào Mỹ”.
Trên thực tế, các món thịt ḅ gọi là Kobe vẫn xuất hiện đầy rẫy trên các chương tŕnh truyền h́nh của Mỹ, bên cạnh những gương mặt đầu bếp nổi tiếng, và trên thực đơn của các nhà hàng khắp nước Mỹ. Mua thịt ḅ Kobe trên mạng ở Mỹ cũng thật dễ dàng. Nhiều bài báo trên tờ báo uy tín The New York Times cũng hết lời ca ngợi món “thịt ḅ Kobe” ở những nhà hàng hạng sang thuộc khu Manhattan. Chẳng lẽ tất cả đều là thịt ḅ Kobe giả mà nhà chức trách Mỹ lại làm ngơ?
Bài viết đưa ra câu trả lời đơn giản: Mặc dù thịt ḅ Kobe, thịt Kobe và gia súc Kobe là các nhăn hiệu đă được đăng kư và bảo hộ ở Nhật, các nhăn hiệu này lại chưa hề được đăng kư hay bảo hộ theo luật Mỹ. Chính điều này đă tạo cơ hội để người tiêu dùng bị móc túi.
“Ở Nhật, để được gọi là thịt ḅ Kobe, sản phẩm thịt phải bảo đảm những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo. Đó phải là thịt của con ḅ giống Tajima-gyu thuần chủng, ḅ lai không được chấp nhận. Con ḅ phải được sinh ra ở vùng Hyogo, nuôi lớn bằng cỏ, nước và trong điều kiện khí hậu ở đây suốt đời. Đó phải là một con ḅ đực hoặc ḅ cái chưa qua sinh nở. Thời gian nuôi một con ḅ Tajima-gyu cho tới lúc được lấy thịt cũng lâu hơn các giống ḅ khác, khiến chi phí đội thêm. Khi giết mổ, con ḅ phải được làm thịt tại một nhà giết mổ ở Hyogo, sau đó trải qua một cuộc thẩm định ngặt nghèo của nhà chức trách.
Hiện chỉ có khoảng 3.000 đầu gia súc được xem là thịt ḅ Kobe trên toàn thế giới, và không có con nào ở ngoài biên giới Nhật Bản. Quy tŕnh c̣n ngặt nghèo đến nỗi, khi thịt ḅ Kobe được bán đi, cho dù trong cửa hiệu hay nhà hàng, thịt đó phải mă số bao gồm 10 chữ số để người tiêu dùng biết đó là thịt đến từ con ḅ Tajima-gyu nào”.
Tṛ “lập lờ đánh lận con đen” với thịt ḅ Kobe ở Mỹ c̣n được đẩy lên mức cao mới khi các nhà cung cấp đưa ra những tên gọi như “thịt ḅ Kobe kiểu Mỹ”, “thịt ḅ Wagyu”. Đến nhà hàng, khách hàng có thể được lư giải rằng, Wagyu là tên của giống ḅ cho ra thịt ḅ Kobe. Nhưng như tác giả đă lư giải, thịt ḅ Kobe phải là giống Tajima-gyu thuần chủng, c̣n Wagyu lại có nghĩa là “gia súc Nhật Bản”, dùng để chỉ toàn bộ các giống gia súc ở đất nước mặt trời mọc.
Theo tác giả bài báo, lư do duy nhất khiến có thứ thịt ḅ “gọi là Kobe” được bán ở Mỹ là bởi v́ Chính phủ Mỹ để các nhà cung cấp gọi nhiều thứ là thịt ḅ Kobe. C̣n lư do để người tiêu dùng mua những thứ thịt đó là bởi ngành công nghiệp gia súc ở Kobe đă dành một quăng thời gian nhiều năm ṛng xây dựng uy tín về sự tuyệt hảo của sản phẩm, một thứ uy tín đă bị đánh cắp.
Trước đây, các nhà hàng và các công ty phân phối thực phẩm ở Mỹ thường cho bất kỳ loại thịt ḅ nào đến từ Nhật là thịt ḅ Kobe. Trong hai năm trở lại đây, khi Mỹ không nhập thịt ḅ Nhật nữa, th́ các món thịt ḅ Kobe theo cách gọi của họ chỉ c̣n điểm chung duy nhất là thịt ḅ, c̣n xuất xứ có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Theo VnEconomy