- Câu chuyện một doanh nhân Việt đă mua thị trấn nước Mỹ gây xôn xao không chỉ báo chí trong nước mà cả các tờ báo lớn nước ngoài. Việc người nước ngoài vung tiền mua nhà đất ở Mỹ với giá bị dân Mỹ chê là “hớ” đang trở nên phổ biến trong vài năm qua.
Doanh nhân Phạm Đ́nh Nguyên, người trong chuyến đi đến Mỹ lần đầu tiên đă quyết định mua thị trấn này chỉ sau 2 tiếng đồng hồ xem xét, cho biết việc mua thị trấn là để hiện thực hoá “giấc mơ Mỹ” của ông. “Sở hữu đất ở Mỹ là giấc mơ của tôi”, ông nói.
Giấc mơ Mỹ là cụm từ phổ biến từ hàng chục năm nay để chỉ khát khao được trở thành công dân nước Mỹ. Với những người dân từ các nước nghèo, Mỹ được coi là “thiên đường giàu có”, tự do. Tuy nhiên, với nhiều người châu Á ngày nay, giấc mơ Mỹ giờ đă khác xưa rất nhiều.
Giấc mơ Mỹ đă khác xưa
Giấc mơ Mỹ ngày nay không phải thực hiện bằng những chuyến vượt biển lênh đênh đầy mạo hiểm, đánh đổi không chỉ toàn bộ tài sản mà cả tính mạng của ḿnh. Người châu Á ngày nay đến Mỹ đàng hoàng, tự tin với tài khoản nhiều nhiều triệu đô của ḿnh. Họ đến bằng visa nhà đầu tư, tạo việc làm cho dân Mỹ, là “khách sộp” của các công ty bất động sản và ngân hàng Mỹ. Người châu Á đến Mỹ không c̣n hoa mắt trước thế giới tiêu dùng xa xỉ, không v́ mục đích cơm ăn, áo mặc. Về mức độ xa xỉ có lẽ nhiều người giàu Mỹ cũng phải “ngại” trước tầng lớp người giàu mới ở châu Á.
Những năm gần đây, kinh tế Mỹ không c̣n phát triển bùng nổ như trước mà liên tục gặp những sóng gió, chông chênh, với ngân sách thâm hụt, phúc lợi xă hội cắt giảm, xă hội cũng đối phó với nhiều bất ổn như nạn đói nghèo, tiêu biểu là phong trào “chiếm phố Wall” đang lan rộng để phản đối sự bất công trong phân hoá giàu nghèo ở Mỹ.
Ở vị thế ngược lại, các nền kinh tế châu Á bước vào thời kỳ phát triển bùng nổ (tuy có chậm lại trong một hai năm gần đây), số người giàu tăng chóng mặt và châu Á đang trở thành một đối trọng lớn trong nền kinh tế thế giới. Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với số người giàu chỉ đứng sau nước Mỹ. Nhiều người châu Á không đến Mỹ để hiện thực hoá giấc mơ đổi đời, hay làm giàu mà ngược lại, chính họ cũng góp phần vực dậy nền kinh tế Mỹ.
Nhiều khu vực ở nước Mỹ chịu tác động mạnh bởi suy thoái kinh tế đang tích cực t́m kiếm các nhà đầu tư nước ngoài giúp tạo thêm công ăn việc làm. Chương tŕnh EB5 của chính phủ Mỹ cho các nhà đầu tư nước ngoài và gia đ́nh họ được hưởng quy chế thường trú nếu họ đầu tư tại Mỹ tối thiểu nửa triệu đô la trong khu vực nông thôn hay một thành phố có tỷ lệ thất nghiệp cao. Cuộc đầu tư này cũng phải tạo ít nhất 10 công ăn việc làm trong ṿng hai năm. Nhiều nhà đầu tư đă nhanh chóng nắm bắt cơ hội này.
Tại Mỹ, khách hàng châu Á với "giấc mơ Mỹ" như ông Nguyên đang là "cứu tinh" cho thị trường bất động sản và họ đang tăng dần sự hiện diện ở Thung lũng Silicon, Hawaii, Las Vegas và New York. Giá bất động sản tăng vọt và thị trường chứng khoán bùng nổ ở ở châu Á đă cho phép nhiều người giàu có đủ tiền thực hiện giấc mơ Mỹ của họ.
Có một cách khác để các gia đ́nh thực hiện “giấc mơ Mỹ” là sinh con ở Mỹ. Theo Hiến pháp Mỹ, bất kể ai được sinh ra trên đất Mỹ sẽ trở thành công dân nước này, được hỗ trợ học ở các trường công lập, được nhận hỗ trợ học phí đại học, được bầu cử. Cho dù công dân không nộp thuế hay làm việc tại Mỹ từ sau năm 15 tuổi th́ vẫn nhận được một số ưu đăi, dù hạn chế. Đến năm 21 tuổi, bố mẹ của các em cũng có thể nộp đơn xin thẻ xanh hoặc nhập quốc tịch. Do vậy, xu hướng sinh con ở Mỹ đang trở nên “thời thượng” đối với nhiều gia đ́nh giàu có. Nhiều sao Việt như Hồng Nhung, Hà Kiều Anh, Kim Thư, Thuư Nga... cũng đă khăn gói sang Mỹ để sinh con dù rằng chi phí rất tốn kém.
Tại Việt Nam, dù không ầm ĩ nhưng xu hướng mua nhà, đất tại Mỹ dù vẫn sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng đang trở nên phổ biến trong giới doanh nhân. Theo báo Tuổi trẻ, ông L.Đ.T. - doanh nhân sinh sống và làm ăn tại TP.HCM - cho biết ông có nhiều bạn bè mấy năm trước đă sang Mỹ đầu tư, mua đất làm trang trại. Một nhóm bạn khác mua nhà để cho con cái sau này sang học tập, sinh sống. Giá một trang trại trung b́nh ở Mỹ dưới 1 triệu USD rao bán cũng khá nhiều. “So với giá những lô đất của họ đă có ở Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM), có những lô từng bán với giá 1,8 triệu USD (khoảng 36 tỉ đồng), biệt thự họ sống giá 40-50 tỉ đồng th́ việc mua một trang trại vài trăm ngàn USD hoặc hơn 1 triệu USD không là chuyện quá lớn” - ông T. chia sẻ.
Trong khi đó, ông Don Simons, chủ nhân thị trấn Buford cho biết ông rất vui khi biết người mua thị trấn của ḿnh là người Việt Nam. Ông cho biết “Tôi là cựu chiến binh tại Việt Nam và đă từng đến Sài G̣n. Giờ đây, một người từ thành phố đó lại đến Mỹ và mua thị trấn của tôi. Đúng là quả đất tṛn”. Nhiều người Mỹ c̣n b́nh luận cho rằng ông Simons đă may mắn khi bán được thị trấn với mức giá hời.
Hoàng Yến
theo vnm